• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự: Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do ....

  • Quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự
  • Quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Kiến thức của bạn:

     Quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014

Nội dung tư vấn về quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự

1. Khái niệm cưỡng chế thi hành án dân sự

     Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc đương sự (người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tầu tán, hủy hoại tài sản.

2. Căn cứ cưỡng chế thi hành án

    Theo Điều 70 Luật THADS năm 2008, căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm:

  • Bản án, quyết định;
  • Quyết định thi hành án;
  • Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
3. Biện pháp cưỡng chế thi hành án
  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất
[caption id="attachment_81886" align="aligncenter" width="305"]Quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự Quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự[/caption]
4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

     Cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp nghiêm khắc nhất, do đó, Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án không được áp dụng một cách tùy tiện mà phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

  • Chỉ áp dụng 6 biện pháp cưỡng chế thi hành án mà pháp luật quy định;
  • Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
  • Việc tổ chức cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác
  • Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào bản án, quyết định và từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

5. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án

     Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án có các nội dung chính sau đây:

  • Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
  • Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
  • Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
  • Phương án tiến hành cưỡng chế;
  • Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
  • Dự trù chi phí cưỡng chế.

     Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của Chấp hành viên.

     Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế.

     Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.

      Để được tư vấn về quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

      Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178