• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt quyền thành lập quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp 2014 lại có các quy định phân biệt hai nhóm quyền này.

  • Phân biệt quyền thành lập quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp
  • thành lập quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN BIỆT QUYỀN THÀNH LẬP QUẢN LÝ VÀ GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP

Câu hỏi của bạn:

     Chào các anh các chị!

     Cho e hỏi câu này: Phân biệt quyền thành lập quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp 2014 lại có các quy định phân biệt hai nhóm quyền này.

     Cảm ơn nhiều ạ

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Luật cán bộ công chức năm 2008
  • Luật thực hành chống lãng phí năm 2013
  • Luật phòng chống tham nhũng năm 2005
  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật công an nhân dân năm 2014
  • Luật sĩ quan quân đội nhân dân năm 2014
  • Nghị định số 204/2004/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:      Theo khoản 21 điều 4 luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

"21. Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh."

  1. Thành lập quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp: Ai là người có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp?

     Khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2015 quy định về các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm: Pháp nhân và thể nhân trong nước và nước ngoài. Đối với pháp nhân và thể nhân nước ngoài. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp phải không rơi vào các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp trong khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2015. Có 03 nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp:

     Thứ nhất: nhóm các đối tượng đã và đang tham gia vào hoạt động quản lý bộ máy nhà nước

     a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình

     b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức (Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005)

     c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

     d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

     Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện chức năng chuyên môn, được hưởng lương theo chế độ (xem Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004). Tính chất quyền lực của các cơ quan này được thể hiện rõ nét; nếu cho các chủ thể này tham gia thành lập quản lý kinh doanh sẽ dẫn đến hiện tượng quyền lực chính trị thao túng nền kinh tế, mất đi sự bình đẳng cũng như tự do trong kinh doanh.

     Luật cán bộ công chức năm 2008, Luật thực hành chống lãng phí năm 2013, và đặc biệt Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 không cho phép cán bộ, công chức được thành lập doanh nghiệp. Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 cấm cán bộ công chức: “thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”; Cán bộ, công chức còn không được kinh doanh trong lĩnh vực mà mình có trách nhiệm quản lý sau khi rời chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.

     Theo quy định của Luật công an nhân dân năm 2014 và Luật sĩ quan quân đội nhân dân năm 2014, các chủ thể trên thực hiện chức năng nghiệp vụ có tính bắt buộc, liên quan tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Lợi ích quốc gia luôn được đề cao và tôn trọng tuyệt đối. Cấm các chủ thể trên tham gia thành lập doanh nghiệp, một mặt tránh tình trạng phân tán chuyên môn, mặt khác tránh sự lấn áp của quyền lực chính trị đối với quyền năng kinh tế.

     Theo Luật Doanh nghiệp năm 2015 quy định cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Những người này bao gồm: thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng, phó các phòng, ban nghiệp vụ, Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện của các doanh nghiệp Nhà nước. [caption id="attachment_23928" align="aligncenter" width="300"]Thành lập quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp Thành lập quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp[/caption]

     Thứ hai, các đối tượng chưa đủ điều kiện chịu trách nhiệm pháp lý độc lập

     Các chủ thể chưa đủ điều kiện chịu trách nhiệm pháp lý độc lập bao gồm người chưa thành niên;

     Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.

     Những người chưa thành niên, tức là chưa đạt độ tuổi pháp định, thì không thể tham gia vào sáng lập doanh nghiệp bởi tính trách nhiệm chưa được hoàn toàn đặt ra với họ. Các trường hợp không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng vậy (Bộ luật Dân sự năm 2015).

     Thứ ba, các chủ thể đang gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi

     a) Người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án.

     Điều 36 Bộ luật hình sự năm 1999, SĐBS năm 2009 quy định: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội”; Các sáng lập viên là người có quyền và lợi ích trực tiếp đối với doanh nghiệp, họ phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, người đang chấp hành án phạt tù- người đang bị hạn chế một số quyền công dân (bị giam giữ, bị hạn chế một số quyền tự do cá nhân) đương nhiên sẽ không thể đại diện cho doanh nghiệp để tham gia vào các quan hệ kinh doanh cũng như không có điều kiện để thực được các quyền và nghĩa vụ phát sinh.

     b) Các trường hợp theo quy định của pháp luật về phá sản

      “Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản”

     Ngoài ra, các đối tượng muốn thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện đặc biệt được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan về việc thành lập doanh nghiệp. Một số ngành, nghề kinh doanh yêu cầu các chủ thể phải có trình độ chuyên môn nhất định, được pháp luật thừa nhận và cho phép để có thể thành lập doanh nghiệp. Trình độ này được thể hiện trước tiên và chủ yếu ở chứng chỉ hành nghề. Các ngành, nghề kinh doanh yêu cầu tính an toàn và chính xác cao như dịch vụ kiểm toán, dịch vụ đấu giá tài sản, Hoạt động xông hơi khử trùng… đòi hỏi chủ thể bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

  1. Thành lập quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp: Ai là người có quyền góp vốn vào doanh nghiệp?

     a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Doanh nghiệp năm 2055 : “Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

     b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”

     Do đó, quyền góp vốn được hiểu là quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn và quyền góp vốn vào công ty hợp danh. Các cá nhân, tổ chức đều có quyền góp vốn vào công ty ngoại lệ tại khoản 43 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2015. Theo đó, các đối tượng không được phép góp vốn vào doanh nghiệp:

     Ngoài ra, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lí nhà nước (Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005).

     Các đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp rộng hơn các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. Cũng giống như cách giải thích trên, các cơ quan quyền lực nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức đã có địa vị chính trị nhất định. Họ là người đại diện của nhà nước, đại diện của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị đã tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình, hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước và như vậy buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Bằng cách đó giai cấp thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của giai cấp mình đối với các giai cấp khác. Hơn thế nữa, quan hệ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, nhà nước và pháp luật thuộc phạm trù kiến trúc thượng tầng. Không thể lấy kiến trúc thượng tầng để quyết định cơ sở hạ tầng. Khi đó, sẽ mất đi cấu trúc xã hội cũng như sự vận động khách quan của nền kinh tế.

     Với yêu cầu của nguyên tắc tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Các quy định về thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Vì thế các chủ thể muốn thành lập, góp vốn doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật thương mại nói chung và pháp luật doanh nghiệp nói riêng.

     Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178