• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

B là công dân Việt Nam đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của H (công dân Lào) 10 ngàn USD quy đổi thành tiền VNĐ là 250 triệu đồng..

  • Phạm tội ở Lào có bị xử lý ở Việt Nam không?
  • Phạm tội ở Lào có bị xử lý ở Việt Nam không
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phạm tội ở Lào có bị xử lý ở Việt Nam không?

Câu hỏi của bạn:

Anh/ chị tư vấn giúp em xử lý tình huống này ạ!

Ngày 20/9/ 2013, B là công dân Việt Nam đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của H (công dân Lào) 10 ngàn USD quy đổi thành tiền VNĐ là 250 triệu đồng. Ngày 20/10/2013 tại Viêng Chăn, do mâu thuẫn cá nhân nên B đã có hành vi giết chết C (công dân Lào) nhưng cơ quan tư pháp của Lào không biết. Sau khi về Việt Nam, các hành vi phạm tội nêu trên của B bị phát hiện và B bị bắt giữ. Hỏi:

  1. Tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà B thực hiện tại Lào có thể bị truy cứu TNHS theo luật hình sự Việt Nam không? Tại sao? 
  2. B có thể bị truy cứu TNHS về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự của Lào không? Tại sao? (biết rằng BLHS của Lào có quy định tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) 
  3. Khẳng định tội giết người (Điều 93 BLHS) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai? Tại sao? 
  4. Xác định những dấu hiệu khách quan của tội phạm có trong tình huống nêu trên?

Câu trả lời:

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009
  • Quyết định 58QĐ/1999/CTN về Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào
[caption id="attachment_23290" align="aligncenter" width="476"]Phạm tội ở Lào có bị xử lý ở Việt Nam không Phạm tội ở Lào có bị xử lý ở Việt Nam không[/caption]

Nội dung tư vấn:

Điều 100 Bộ luật tó tụng hình sự 2003 quy định:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

1. Tố giác của công dân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;

3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

5. Người phạm tội tự thú.

Dựa vào thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

  1. Có thể truy cứu TNHS ở Lào theo luật hình sự Việt Nam không?

      Căn cứ vào Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự quy định về khái niệm tội phạm và theo quy định tại Điều 6 Bộ luật hình sự được quy định cụ thể như sau:

Điều 6. Hiệu lực thi hành BLHS đối với hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam

  1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.Quy định này cũng được áp dụng đối với người không có quốc tịch thường trú ở nước CHXHCN Việt Nam”

     Theo Khoản 1 Điều luật đề cập đến hiệu lực của BLHS đối với hành vi ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Theo nguyên tắc quốc tịch công dân Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Việt Nam, không những khi họ đang ở trong nước, mà cả khi họ đang ở nước ngoài. Vì vậy nếu công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, trên lãnh thổ nước ngoài, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, dù họ đã hay chứ bị truy cứu TNHS trên lãnh thổ nước ngoài đó là xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch. Tất nhiên là công dân Việt Nam chỉ bị truy cứu TNHS khi hành vi do họ thực hiện được BLHS nêu ra là một hành vi phạm tội, tức là có đầy đủ của cấu thành tội phạm và phải bị trừng phạt về mặt hình sự.

     Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và giết người của B mặc dù chưa bị cơ quan tư pháp Lào phát hiện, sau khi về Việt Nam mới bị phát hiện và bắt giữ. Vì vậy, 2 hành vi này có thể bị Việt Nam truy cứu TNHS theo luật Hình sự Việt Nam.

  1. B có thể bị truy cứu TNHS về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự của Lào không?

     Căn cứ vào “Điều 54, quyết định 58QĐ/1999/CTN về Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào về nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  1. Nước ký kết này có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của Nước ký kết kia về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân của mình đã có hành vi phạm pháp trên lãnh thổ của Nước ký kết yêu cầu, phù hợp với pháp luật của nước mình.

     Khi có yêu cầu của Nước ký kết, Nước ký kết được yêu cầu có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân của Nước ký kết yêu cầu đã phạm pháp và có mặt trên lãnh thổ của Nước ký kết được yêu cầu.

  1. Văn bản yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của người bị hại được gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã được quy định trong pháp luật của Nước ký kết này sẽ có giá trị pháp luật trên lãnh thổ của Nước ký kết kia.
  2. Người bị hại trong vụ án hình sự có quyền chống án hình sự tại các Toà án của Nước ký kết như công dân của Nước ký kết có Toà án tiến hành xét xử hình sự."

     Như vậy, B có thể bị truy cứu TNHS theo quy định bởi pháp luật Lào nếu có văn bản yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của Việt Nam tới Lào

  1. Khẳng định tội giết người (Điều 93 BLHS) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai?

Khẳng định trên là Sai vì:

     Theo “Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

     Theo đó phân loại tội phạm không chỉ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quy định các nguyên tắc xử lí, quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án và các loại quy định khác về điều kiện áp dụng một số loại hình phạt hoặc biện pháp tư pháp mà còn là cơ sở để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự, quy định khung hình phạt và đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đúng người đúng tội.

  • Thứ nhất, về tội giết người (Điều 93 BLHS): không thể coi tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng được, bởi lẽ tội đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; quy định tại khoản 1 Điều 93. Nhưng tại Khoản 2 Điều 93 có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù, vì vậy nó thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. Vì vậy không thể coi tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được
  • Thứ 2, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (139 BLHS): tương tự như tội giết người thì

    Khoản 1 Điều 139 có mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù, vì vậy nó thuộc loại tội ít nghiêm trọng.

    Khoản 2 Điều 139 có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù, vì vậy nó thuộc tội nghiêm trọng.

     Khoản 3 Điều 139 có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù, vì vậy nó thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.

     Khoản 4 Điều 139 có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, vì vậy nó thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

     Như vậy không thể coi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được.

  1. Xác định những dấu hiệu khách quan của tội phạm có trong tình huống nêu trên? 

  • Đối với mặt khách quan của tội giết người:

* Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.

     Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

     + Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:

            - Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

            - Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

*  Hậu quả:

     Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

  • Đối với mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

      - Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng... 

     Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

      - Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao)

      Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178