• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phải làm gì khi Điều tra viên không vô tư theo quy định của pháp luật. Việc xét xử đúng người đúng tội luôn là điều mà Nhà nước quan tâm...

  • Phải làm gì khi Điều tra viên không vô tư theo quy định của pháp luật
  • Điều tra viên không vô tư
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHẢI LÀM GÌ KHI ĐIỀU TRA VIÊN KHÔNG VÔ TƯ? Câu hỏi của  bạn:      Cho tôi hỏi thông tư nào có hướng dẫn về việc thay đổi điều tra viên vụ án hình sự khi có căn cứ không vô tư là người thân thích.

     Tôi xin cảm ơn !
Câu trả lời của luật sư:
     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau: Căn cứ pháp lý:
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2003
  • Nghị quyết 03/2004/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất " Những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự 2015". 
     Nội dung tư vấn: Phải làm gì khi Điều tra viên không vô tư?

     Việc xét xử đúng người đúng tội luôn là điều mà Nhà nước quan tâm. Để đảm bảo được điều đó; việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm việc một cách vô tư; khách quan; đúng pháp luật là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt là với Điều tra viên; người tham gia tố tụng từ những giai đoạn đầu tiên. Việc Điều tra viên thực hiện công việc của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình tố tụng. Chính vì thế mà pháp luật đã quy định những trường hợp mà Điều tra viên phải từ chối hoặc bị thay đổi để giúp người có quyền yêu cầu thay đổi biết được phải làm gì khi Điều tra viên không vô tư.

     Tuy nhiên thực tế có thể thấy, người có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng lại chưa biết được phải làm gì khi Điều tra viên không vô tư. Khi không biết phải làm gì khi Điều tra viên không vô tư, thông thường bạn đọc sẽ rất bối rối.

     Về câu hỏi của bạn là hiện nay có thông tư nào điều chỉnh về vấn đề thay đổi Điều tra viên hay không? Thì chúng tôi cũng xin chia sẻ với bạn rằng, hiện nay, vấn đề phải làm gì khi Điều tra viên không vô tư được quy định cụ thể ở  BLTTHS 2003 và Nghị quyết 03/2004/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất " Những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự 2015."

     1. Điều kiện thay đổi Điều tra viên không vô tư trong trường hợp là người thân thích.

     BLTTHS 2003 quy định về việc thay đổi điều tra viên như sau:

     Điều 44. Thay đổi Điều tra viên

"1. Điều tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án.

2. Việc thay đổi Điều tra viên do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định."

Nếu Điều tra viên là Thủ trưởng Cơ quan điều tra mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành."      Theo đó Điều 42, BLTTHS 2003 quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng như sau:      Điều 42. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;

2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ."

    Khoản 4, mục I, Nghị quyết 03/2004/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hướng dẫn về Điều 42 như sau:  

a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử:

- Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

 -Bị can, bị cáo.

b) Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;

- Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;

- Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

c) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp   được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Ví dụ: Hội thẩm là   anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế.....

Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau."

     Tình huống của bạn đề cập là Điều tra viên có mối quan hệ thân thích. Việc hiểu thế nào là người thân thích có thể được hướng dẫn tại điểm b, khoản 4, mục I, Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, không phải việc có mối quan hệ thân thích với ai cũng khiến Điều tra viên bị thay đổi. Theo quy định của pháp luật, Điều tra viên phải từ chối hoặc thay đổi khi có mối quan hệ thân thích với những người dưới đây:

  • Điều tra viên là người thân thích của người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; bị can; bị cáo.
     Như vậy, nếu Điều tra viên có mối quan hệ thân thích với những người trên thì Điều tra viên phải từ chối hoặc bị thay đổi. [caption id="attachment_47036" align="aligncenter" width="460"]Điều tra viên không vô tư Điều tra viên không vô tư[/caption]

    2. Thẩm quyền yêu cầu đề nghị thay đổi Điều tra viên không vô tư là người thân thích

     Những người có quyền đề nghị thay đổi Điều tra viên được quy định như sau:      Điều 43. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng      " Những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng:      1. Kiểm sát viên;      2. Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ;      3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự."

     Như vậy, nếu bạn thỏa mãn là người có quyền đề nghị thay đổi Người tiến hành tố tụng và Điều tra viên có mối quan hệ thân thích với người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; bị can; bị cáo thì cách để giải quyết việc phải làm gì khi Điều tra viên không vô tư chính là bạn có thể gửi đơn xin thay đổi điều tra viên đến Thủ trưởng cơ quan điều tra (nơi đang thụ lý vụ việc) để được xem xét, giải quyết. 

    Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về phải làm gì khi Điều tra viên có căn cứ không vô tư theo quy định của pháp luật. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178