Pha tạp chất vào dầu có bị xử lý trách nhiệm hình sự
15:21 08/08/2019
.Pha tạp chất vào dầu có bị xử lý trách nhiệm hình sự ....Trong quá trình đó, ba tôi có pha tạp chất vào dầu...
- Pha tạp chất vào dầu có bị xử lý trách nhiệm hình sự
- pha tập chất vào dầu có bị xử lý trách nhiệm hình sự
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Pha tạp chất vào dầu có bị xử lý trách nhiệm hình sự
Câu hỏi của bạn:
Luật sư cho tôi hỏi, ba tôi làm về ngành xăng dầu. Đại lý buôn bán lẻ, người ta cung cấp dầu để ba tôi vận chuyển. Trong quá trình đó, ba tôi có pha tạp chất vào dầu, thế thì ba tôi có phải bị ở tù không? Hay chỉ phạm luật vi phạm hành chính?
Câu trả lời: Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009
- Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP
- Nghị định 97/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Nội dung tư vấn: Pha tạp chất vào dầu có bị xử lý trách nhiệm hình sự Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
Theo nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi có thể trả lời bạn như sau:
Chúng tôi giả định rằng ba của bạn có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi. Hành vi pha tạp chất vào dầu là nguy hiểm cho xã hội, và bị pháp luật hình sự ngăn cấm.
Chúng tôi xin đưa ra 1 số tội phụ thuộc vào hành vi của ba bạn. Tùy vào từng trường hợp có thể bị xử lý hành chính theo "Điểm a, Khoản 2, Điều 23 Nghị định 97/2013/nđ-cp Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng" thì hành vi pha trộn chất phụ gia hoặc các chất khác vào xăng dầu làm thay đổi chất lượng xăng dầu thì phạt tiền từ 1,5 lần đến 2,5 lần giá trị hàng hóa vi phạm. Hoặc hình sự các tội như sau:
“Điều 162. Tội lừa dối khách hàng:
- Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
- Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”
“Điều 139: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
…………..
- Thủ đoạn gắn chip điện tử vào cây xăng có phải chịu trách nhiệm hình sự?
- Trình tự thủ tục đầu tư kinh doanh đại lý bán lẻ xăng dầu.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.