Nơi nộp hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
16:03 14/07/2017
Nơi nộp hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam là: Bộ tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét đơn và tài liệu kèm theo và yêu cầu ...
- Nơi nộp hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
- Nơi nộp hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NƠI NỘP HỒ SƠ XIN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kiến thức của bạn:
Nơi nộp hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã được thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/07/2016. Bộ luật mới đã có những cải cách đáng kể trong nhiều lĩnh vực, nhất là đối với việc công nhận và cho thi hành bản án của tòa án, phán quyết của trọng tài nước ngoài theo hướng tích cực, tạo điều kiện để bản án, phán quyết nước ngoài được thi hành ở Việt Nam.
1. Nơi nộp hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ điều 432 BLTTDS 2015 có quy định về thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án ở nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“1. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó.”
Theo điều 435 BLTTDS 2015 quy định việc chuyển hồ sơ cho Tòa án như sau:
“Trường hợp Bộ Tư pháp nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 434 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 và Điều 39 của Bộ luật này.”
Như vậy, BLTTDS 2015 không trực tiếp quy định nơi nộp Hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, thông qua hai điều luật trên ta có thể thấy rằng: đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam sẽ được nộp cho Bộ tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét đơn và tài liệu kèm theo và yêu cầu người nộp đơn đóng lệ phí theo quy định tại Văn phòng Bộ Tư pháp sau đó chuyển hồ sơ về Toà án nhân dân có thẩm quyền. [caption id="attachment_40568" align="aligncenter" width="409"] Nơi nộp hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài[/caption]
2. Trình tự công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Xét đơn yêu cầu
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải được gửi đến Bộ tư pháp. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Bước 2: Chuyển hồ sơ cho tòa án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền (TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành cư trú hoặc làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành hoặc nơi người gửi đơn cư trú, làm việc).
Bước 3: Thụ lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có yêu cầu gửi đến, Tòa xem xét, thụ lý hồ sơ và thông báo cho người có đơn yêu cầu, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.
Bước 4: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Theo Điều 437 BLTTDS 2015, thành phần phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quết định dân sự của Tòa án nước ngoài bao gồm những người sau đây :
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án có quyền yêu cầu người được thi hành giải thích những điểm chưa rõ trong đơn; yêu cầu Tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ.
Văn bản yêu cầu giải thích của Tòa án được gửi cho người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Tòa án nước ngoài theo đường dịch vụ bưu chính.
Trường hợp Tòa án Việt Nam yêu cầu Tòa án nước ngoài giải thích thì văn bản yêu cầu được dịch ra ngôn ngữ quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận. Người yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài phải chịu chi phí dịch và chi phí dịch vụ bưu chính gửi văn bản yêu cầu giải thích của Tòa án Việt Nam cho Tòa án nước ngoài.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời hạn này, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu; Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu; Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Bước 5: Phiên họp xét đơn yêu cầu
Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán thực hiện, trong đó một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu một trong những người này vắng mặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên họp.
Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt hoặc người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Bước 4: Gửi quyết định của Tòa án
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về nơi nộp hồ sơ xin công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Khởi kiện khi không xác định được nơi cư trú của bị đơn giải quyết như thế nào?
- Vay tiền lãi suất cao nhưng không có khả năng để trả
- Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
- Một số điểm mới của bộ luật dân sự 2015 về thừa kế