Nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không - Luật Toàn Quốc
10:15 08/12/2018
Nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không - Luật Toàn Quốc, Theo quy định trên nếu như người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố bị
- Nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không - Luật Toàn Quốc
- Nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không
Câu hỏi của bạn về nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không
Chào Luật sư! tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giải đáp, Xin cho biết Nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không. Tôi xin cám ơn!
Câu trả lời của Luật sư về nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không
Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không như sau:
1. Căn cứ pháp lý về nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không
2. Nội dung tư vấn về nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không
Dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự, những đối tượng sau đâu có thể bị bị triệu tập để phục vụ cho hoạt động điều tra hay hoạt động giải quyết vụ án: Bị can, Bị cáo, người làm chứng, bị hại, đương sự.
Trong câu hỏi của bạn còn thông tin chưa rõ ràng, chưa xác định rõ đối tượng bị triệu tập ở đây là ai. Do vậy chúng tôi sẽ chia thành các trường hợp sau đây để tư vấn:
Thứ nhất, Đối với bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.
Điều 74 BLTTHS năm 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra."
Căn cứ vào quy định trên, ta có thể hiểu thời điểm để người bào chữa tham gia tố tụng là khi có quyết định khởi tố bị can, trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Một lưu ý là nếu cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Tại điểm b khoản 1 điều 73 BLTTHS quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa như sau:
Từ các quy định trên ta có thể kết luận, nếu như bị can hoặc bị cáo nhận được giấy triệu tập của các CQTHTT thì họ hoàn toàn có thể nhờ Luật sư đi cùng với họ. [caption id="attachment_138384" align="aligncenter" width="348"] Nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không[/caption]
Thứ hai, Đối với bị hại, đương sự
Tại điểm c khoản 3 điều 84 BLTTHS năm 2015 quy định về quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự như sau:
Như vậy, nếu như bị hại hoặc đương sự bị các CQTHTT triệu tập để thực hiện một trong số các hoạt động nêu trên thì họ có quyền yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đi cùng họ.
Thứ ba, đối với người làm chứng
Một trong những nghĩa vụ cơ bản của người làm chứng là phải có mặt khi nhận được giấy triệu tập của các CQTHTT. Như vậy câu hỏi đặt ra là khi người làm chứng nhận được giấy triệu tập thì họ có thể đi cùng Luật sư của họ không?.
Tại khoản 3 điều 66 BLTTHS quy định về quyền của người làm chúng như sau:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật."
Khác với quyền lợi của những người TGTT khác, người làm chứng sẽ không có Luật sư cho riêng mình. Điều này cũng thật dễ hiểu khi họ tham gia tố tụng chỉ với tư cách là người giúp các CQTHTT làm sáng tỏ vụ án, hay nói các khác trong vụ án này quyền, lợi của họ không bị xâm phạm. Do vậy sẽ không có luật sư riêng cho họ.
Hơn nữa tại chương 5 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định người bào chữa cho người bị buộc tội hay người bảo vệ quyền bào lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự mà không hề quy định người bào chữa cho người làm chứng. Do đó ta có thể rút ra kết luận người làm chứng sẽ không thể nhờ người bào chữa đi cùng khi họ bị triệu tập.
Thứ tư, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Thực tế hiện nay, khi nhận được thông tin tố giác tội phạm thì các CQTHTT cũng có thể gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố lên làm việc. Do đó vấn đề đặt ra là họ có thể đi cùng với Luật sư của mình hay không?.
Tại điểm điểm c, d khoản 3 điều 83 BLTTHS năm 2015 quy định về quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau:
d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;"
Theo quy định trên nếu như người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố bị triệu tập lên để thực hiện các hoạt động nêu trên thì họ có quyền đi cùng với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Tải mẫu yêu cầu phân công người bào chữa
- Quy định về chỉ định người bào chữa cho người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự
Để được tư vấn chi tiết về Nhờ Luật sư đi cùng khi bị triệu tập có được không quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: An Dương