• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi muốn hỏi con của tôi nhập hộ khẩu muộn 3 tuổi mới nhập khẩu cho con...Vậy việc nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu tiền?...

  • Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu?
  • Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu

Câu hỏi của bạn về nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu:

     Xin chào luật sư!

    Tôi muốn hỏi con của tôi nhập hộ khẩu muộn 3 tuổi mới nhập mà nhà tôi là gia đình chính sách thuộc hộ nghèo mà lại bị phạt 100.000 nghìn 1 tháng vậy con tôi năm nay 3 tuổi vậy mình bị phạt hơn 3 triệu là sao mong luật sư tư vấn giúp mình.

    Xin chào luật sư!

Câu trả lời của luật sư về nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu như sau:

1. Căn cứ pháp lý về nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu

2. Nội dung tư vấn về nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu

     Bạn đang gặp vấn đề về mức xử phạt khi nhập hộ khẩu muộn cho con. Liên quan đến vấn đề này, Luật Toàn Quốc xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_196939" align="aligncenter" width="512"] Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu[/caption]

2.1. Mức xử phạt khi nhập hộ khẩu muộn cho con

    Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật cư trú thì thời hạn đăng ký thường trú được quy định như sau:

Điều 7. Thời hạn đăng ký thường trú

1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.

     Theo đó, Khi đăng kí quá hạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;

c) Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

d) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;

e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;

c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;

d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;

đ) Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;

e) Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;

g) Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;

h) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu quy định tại Điểm e, g Khoản 3 Điều này.

      Như vậy, theo quy định này, khi bạn đăng kí nhập khẩu muộn cho con thì mức phạt sẽ là từ 100.000 đến 300.000 đồng. Tuy nhiên, pháp luật quy định Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. [caption id="attachment_196943" align="aligncenter" width="570"] Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu[/caption]

2.2. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hành chính

    Tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền quyết định mức phạt cũng như các biện pháp xử lý hành chính. Theo điều 9, điều 10 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như sau:
Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ: 1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; 2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; 3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; 4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; 5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; 6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; 7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu; 8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định. Điều 10. Tình tiết tăng nặng 1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng: a) Vi phạm hành chính có tổ chức; b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm; c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính; d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính; đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính; g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính; h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính; i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó; k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính; l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn; m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai. 2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
     Như vậy, khi bạn đăng kí nhập khẩu muộn cho con thì mức phạt sẽ là từ 100.000 đến 300.000 đồng. Thông thường, mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt tương đương với 200.000 đồng. Căn cứ theo tính chất, mức độ của hành vi có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt có thể xuống mức thấp hơn hoặc cao hơn nhưng không nằm ngoài phạm vi xử phạt nêu trên. Đối với trường hợp của bạn, việc công an yêu cầu chị nộp phạt 100.000 nghìn 1 tháng là không phù hợp với quy định của pháp luật
     Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật Dân sự 24/7: 19006500  để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  [email protected]  Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178