Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình sự
19:31 18/05/2018
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình sự
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
Pháp luật hình sự
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
Câu hỏi của bạn:
Luật sư cho tôi hỏi: Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án được quy định như thế nào trong BLTTHS năm 2015
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
Xác thật sự thật của vụ án là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cần được quan tâm và làm rõ.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án như sau:
Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
"Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội."
[caption id="attachment_90626" align="aligncenter" width="450"] Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án[/caption]
Như vậy, theo quy định trên, ta có thể hiểu nguyên tắc xác định sự thật vụ án như sau:
Thứ nhất, chủ thể có trách nhiệm chứng minh tội phạm là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Theo quy định của BLTTHS năm 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong đó: Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thứ hai, những vấn đề mà khi điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh là:
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
- Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Thứ ba, để chứng minh tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động thu tập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
Thứ tư, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội;
Điều này có nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể căn cứ việc người bị buộc tội không chứng minh được mình vô tội (Ví dụ: người bị buộc tội không đưa ra được chứng cứ chứng minh là mình không thể có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra vụ án) để suy diễn, quy kết là người đó thực hiện hành vi phạm tội. Ngay cả trong trường hợp về khách quan, một người là người đã thực hiện tội phạm nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể làm sáng tỏ việc người đó phạm tội, mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết do Bộ luật tố tụng hình sự, thì cũng không thể tiến hành truy tố, xét xử, kết tội người đó.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Nguyên tắc xử lý đồng phạm trong vụ án hình sự hiện hành
- Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Để được tư vấn vấn chi tiết về Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn