Người làm chứng trong vụ án Hình sự
13:56 27/08/2019
Tôi muốn hỏi người làm chứng trong Hình sự có quyền và nghĩa vụ gì.......
- Người làm chứng trong vụ án Hình sự
- Người làm chứng trong vụ án Hình sự
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Người làm chứng trong vụ án Hình sự
Câu hỏi của bạn:
Tôi muốn hỏi người làm chứng trong Hình sự có quyền và nghĩa vụ gì?
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
- Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013
Nội dung tư vấn:
Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
Người làm chứng trong tố tụng Hình sự được quy định như sau:
“Điều 55. Người làm chứng
- Người nào biết được các tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
- Những người sau đây không được làm chứng:
- Người bào chữa của bị can, bị cáo
- Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
- Người làm chứng có quyền:
- Yêu cầu cơ quan triêu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan, người có hành vi tố tụng;
- Được cơ quan triệu tâp thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Người làm chứng có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong trường hợp văng mặt mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
- Khai trung thực tát cả các tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật Hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm Hình sự theo Điều 307 Bộ luật Hình sự.” [caption id="attachment_24833" align="aligncenter" width="360"] Người làm chứng trong vụ án Hình sự[/caption]
-
Thế nào được coi là người làm chứng trong vụ án Hình sự?
- Người làm chứng trong vụ án hình sự, là người bằng mắt thấy, tai nghe hoặc do những nguồn thông tin khác cung cấp mà biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự được cơ quan điều tra lấy lời khai, được tòa án triệu tập đến làm chứng tại phiên tòa. Và điều này được quy định Khoản 1 Điều 55 BLTTHH năm 2003.
-
Quyền của người làm chứng
Quy định tại “Khoản 3 Điều 55 BLTTHS:
- Yêu cầu cơ quan triêu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan, người có hành vi tố tụng;
- Được cơ quan triệu tâp thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật."
Việc bổ sung các quyền trong BLTTHS thể hiện nguyên tắc hiến định các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa (Điều 50 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013) ghi nhận trong Hiến pháp và phần lớn các quyền của người làm chứng trong Khoản 3 Điều 55 BLTTHS là kết quả của sự cụ thể hóa này. Ngoài ra còn là sự thể chế hóa ý chí của rất nhiều các công ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như Tuyên ngôn nhân quyền 1948…
Điểm a Khoản 3 Điều 55 BLTTHS quy định về tập hợp các quyền của người làm chứng yêu cầu cơ quan triệu tập họ khi tham gia tố tụng. Đây là sự cụ thể hóa không chỉ trong hiến pháp mà còn là nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự - bảo hộ tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm tài sản của công dân, được quy định tại Điều 7 BLTTHS.
Việc này dựa trên thực tế hoạt động tố tụng hình sự, người làm chứng có thể gặp nguy hiểm hoặc chịu những hậu quả bất lợi cho họ tham gia tố tụng, khai báo về những tình tiết của vụ án. Sự nguy hiểm này có thể là từ bị can, bị cáo, người nhà bị can, bị cáo. Các vụ án mà tình tiết do người làm chứng cung cấp có giá trị chứng minh tội danh càng lớn thì khả năng họ bị xâm hại càng cao. Nhất là các vụ án liên quan tới các tội phạm có tính chất đường dây, cũng có thể liên quan tới các băng nhóm xã hội đen. Việc các thành phần còn lại trong đường dây, băng nhóm sợ bị phát giác theo sẽ tìm mọi thủ đoạn để những người làm chứng không ra làm chứng: từ dụ dỗ, đe dọa cho tới hành hung là thậm chí là “giết người diệt khẩu”.
Về quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, không chỉ là cụ thể hóa của điều 74 Hiến pháp và điều 31 BLTTHS mà còn tể hiện mục tiêu và đảm bảo thực hiện dân chủ trong hoạt động TTHS, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là những người đã đứng ra làm chứng để các cơ quan điều tra có các căn cứ để giải quyết vụ án. Theo đó nếu cơ quan tiến hành tố tụng có hành vi xâm phạm đến các quyền lợi nhất định của người làm chứng thì họ có thể khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ các quyền lợi đó. Ví dụ, người làm chứng có thể khiếu nại về việc không được các cơ quan điều tra thanh toán các chi phí liên quan tới đi lại phục vụ cho việc làm chứng.
Cuối cùng là quyền được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật (điểm c khoản 3 điều 55 BLTTHS). Việc thanh toán chi phí này giúp thúc đẩy người làm chứng tích cực hơn trong việc tham gia vào hoạt động tố tụng, các chi phí khác ở đây có thể được hiểu là các chi phí hợp lý được chi cho người làm chứng như chi phí lo chỗ ăn, chỗ ở…tuy nhiên vẫn chưa có văn bản nào điều chỉnh cụ thể những chi phí khác này.
-
Nghĩa vụ của người làm chứng
- Thứ nhất: Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải. phòng chống tội phạm là nghĩa vụ của mọi công dân. Đây là quy định quan trọng nhằm đảm bảo sự có mặt của người làm chứng (qua giấy triệu tập mà người làm chứng sẽ tới đúng thời gian và địa điểm ghi trên đó) khi các cơ quan điều tra cần, tránh việc lẩn trốn, thoái thác trách nhiệm của mình.
- Thứ hai: Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Việc lời khai của người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xét xử vụ án chính vì vậy lời khai của người làm chứng cân trung thực tất cả những gì mà mình biết. Sở dĩ như vậy vì người làm chứng là nhóm đối tượng không quan tâm đến kết quả vụ án, lợi ích của họ không bị ảnh hưởng tới kết quả vụ án nên các khai báo của họ thường sẽ làm sang tỏ vụ án, mở ra phương hướng để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc không khai báo về các chi tiết của vụ án có thể bị khởi tố hình sự về các tội danh có liên quan tới không tố giác tội phạm.