Người bào chữa vắng mặt phiên tòa có phải hoãn
15:17 14/11/2023
Người bào chữa vắng mặt phiên tòa có phải hoãn, căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên Tòa
- Người bào chữa vắng mặt phiên tòa có phải hoãn
- Người bào chữa vắng mặt phiên tòa
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGƯỜI BÀO CHỮA VẮNG MẶT TẠI PHIÊN TÒA CÓ PHẢI HOÃN
Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về phiên tòa hình sự: người bào chữa vắng mặt có phải hoãn phiên tòa không, bị hại vắng mặt tại phiên tòa có được không, người bào chữa được vắng mặt tại phiên tòa mấy lần... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn Người bào chữa vắng mặt phiên tòa có phải hoãn:
Điều 56. Người bào chữa
1. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Bào chữa viên nhân dân.
2. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.
Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
4. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Điều 190. Sự có mặt của người bào chữa
1. Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
Như vậy căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên toà, người bào chữa có thể gửi trước bài bào chữa cho Toà án. Nếu người bào chữa vắng mặt thì tùy từng trường hợp sẽ được xử lý như sau:
- Trong các trườn hợp vụ án không bắt buộc phải có người bào chữa: Trong trường hợp này nếu người bào chữa vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì tòa án vẫn có thể mở phiên tòa bình thường.Tuy nhiên thực tế cho thấy nếu người bào chữa: vắng mặt có lý do chính đáng như ốm đau, thiên tai… ; và yêu cầu hoãn phiên toà, thì Hội đồng xét xử có thể hoãn phiên Tòa
- Trong trường hợp vụ án bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 điều 57 BLTTHS 2003 mà người bào chữa vắng mặt thì bắt buộc HĐXX phải hoãn phiên tòa
Tại khoản 2 điều 57 BLTTHS 2003 quy định: Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
Như vậy theo quy đinh trên thì trong trường hợp bị cáo có tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999, hoặc bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà.
Bài viết tham khảo:
- Trường hợp phải chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật TTHS
- Những ai có thể trở thành người bào chữa trong các vụ án hình sự
- Những trường hợp nào phải chỉ định người bào chữa? Thủ tục chỉ định người bào chữa như thế nào?
- Luật sư chuyên về tranh tụng hình sự;
Liên hệ Luật sư tư vấn về người bào chữa vắng mặt phiên tòa có phải hoãn:
- Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về phiên tòa hình sự. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về người bào chữa có được vắng mặt tại phiên tòa qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!