• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng... Tư vấn ly hôn...Quyền nuôi con khi ly hôn... Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng sau ly hôn...

  • Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn
  • Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGHĨA VỤ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Câu hỏi của bạn:  

     Xin kính chào quý công ty luật .Tôi có nhiều sự thắc mắc về vấn đề trong trường hợp li hôn rất mong quý công ty giải đáp tư vấn cho tôi hiểu ạ. Tôi năm nay 31 tôi học trường hàng hải và làm việc trên tàu biển, công việc tôi đi làm xa nhà khoảng 8 tháng là về nghỉ. Khi xây nhà và cưới xong bố mẹ vợ cho tôi mượn tiền 100 triệu và cho của hồi môn vợ tôi khoảng 70 triệu vnđ

     Tôi thấy cuộc sống vợ chồng tôi bây giờ hay cãi nhau hơn là bình thường, rất khó nói chuyện, cô ấy bây giờ không nói chuyện nhiều kể cả khi tôi đang trên tàu biển đi công tác. Chính vì vấn đề tiền bạc, rồi hay cãi nhau mà chúng tôi hay tranh luận mỗi người cái tôi riêng. Tôi xin nhờ quý công ty tư vấn trong trường hợp này nếu chúng tôi có li hôn theo tình nguyện hoặc đơn phương thì sẽ như thế nào. Vợ tôi sức khỏe không tốt lắm, cận thị lệch mắt, tiền sử bệnh viêm cầu thận, bây giờ lại có vấn đề tuyến giáp dạng bướu cổ. Vấn đề con cái còn nhỏ chưa được 3 tuổi, lại đang mang bầu sắp sinh (7 tháng), có li hôn được không, hay sau 3 tuổi li hôn thì quyền nuôi con như thế nào, trợ cấp ra sao. Tôi muốn dành quyền nuôi con mà không cần trợ cấp có được không vì thu nhập tôi ổn định. Vấn đề khoản nợ gia đinh vợ, tôi trả hết toàn bộ số tiền khoảng 170 tr rồi li hôn hay sao. Xin quý công ty giải đáp kĩ lưỡng vấn đề của tôi được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: 

Nội dung tư vấn về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng 

1. Tư vấn ly hôn

a) Ly hôn đơn phương:

     Bạn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương nhưng trong trường hợp sau quyền của bạn bị hạn chế. Theo khoản 3 Điều 51 luật Hôn nhân gia đình: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

     Như vậy Tòa án không giải quyết đối với yêu cầu ly hôn đơn phương của bạn vì vợ bạn đang mang thai 7 tháng và hơn nữa đang nuôi con nhỏ.Tuy nhiên, hạn chế này chỉ áp dụng khi bạn là người yêu cầu ly hôn đơn phương. Còn trường hợp vợ bạn yêu cầu ly hôn thì Tòa vẫn sẽ giải quyết.

b) Thuận tình ly hôn:

     Nếu hai vợ chồng bạn cùng thuận tình ly hôn, nghĩa là thỏa thuận được về vấn đề ai là người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con, thỏa thuận được về tài sản và nghĩa vụ trả các khoản nợ. Khi đó Tòa sẽ công nhận thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn…

     Nhưng ngay cả khi đã có thỏa thuận, Tòa án không công nhận thuận tình ly hôn mà vẫn phải giải quyết trong trường hợp:

  • Thỏa thuận đó không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con
  • Không thỏa thuận được một trong các vấn đề nói trên khi ly hôn mà xảy ra tranh chấp trước Tòa

2. Quyền nuôi con khi ly hôn

     Vì bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian vợ bạn đang mang thai nên khi bạn là người ly hôn đơn phương tòa án không giải quyết ly hôn.

     Nếu thuận tình ly hôn, Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn khi vợ chồng bạn thỏa thuận được vấn đề nuôi con. Bạn có thể thỏa thuận với vợ để cho bạn quyền chăm sóc đứa lớn để đỡ cô ấy một phần vì vợ bạn đang mang thai.

     Nếu không thể thỏa thuận được thì, Tòa giải quyết dựa trên việc xem xét những điều kiện về vật chất và tinh thần để quyết định ai được quyền nuôi con.

a) Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

     Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi luật quy định như sau:

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” (khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ 2014).

     Trong thời gian này khi thuận tình ly hôn hoặc vợ bạn yêu cầu ly hôn (bạn không có quyền vì vợ đang mang thai) thì con của bạn do vợ trực tiếp nuôi.

b) Quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi:

     Nếu bạn muốn để đến khi con đủ 3 tuổi mới ly hôn thì quyền nuôi con của bạn được Tòa án xem xét dựa trên những điều kiện để đảm bảo tốt nhất cho đứa trẻ.

     Về phía bạn, bạn có điều kiện về kinh tế, lương tháng ổn định. Tuy nhiên vì công việc hàng hải của bạn mà thường xuyên 8 tháng mới về một lần thì chắc chắn thời gian để bạn chăm sóc con là rất hạn chế. Đây là điều bất lợi khi bạn muốn giành quyền nuôi con.

     Về phía vợ bạn, cô ấy là giáo viên cũng có kinh tế ổn định (mặc dù thấp hơn bạn) nhưng nếu cô ấy được quyền nuôi con thì bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vì vậy mà điều kiện vật chất cho việc chăm con của cô ấy không phải là trở ngại hay quá khó khăn đến mức không thể đáp ứng cho con. Hơn nữa vợ bạn lại có thời gian chăm sóc và gần con. Tuy nhiên vấn đề sức khỏe không tốt cũng có thể hạn chế quyền nuôi con của cô ấy (cận thị lệch, tiền sử viêm cầu thận, tuyến giáp bướu cổ).

     Tòa án sẽ quyết định ai có quyền được nuôi con căn cứ vào những điều kiện của bạn và vợ bạn như trên. Có thể vợ bạn có khả năng cao hơn về quyền được nuôi con vì có điều kiện về thời gian chăm sóc con hơn chồng. Nhưng bạn có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau một thời gian nếu thấy điều kiện trước đây của vợ không còn đáp ứng được. Hoặc cô ấy thay đổi ý định để cho bạn nuôi con. [caption id="attachment_93689" align="aligncenter" width="543"]Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng sau ly hôn Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng sau ly hôn[/caption]

3. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng sau ly hôn

     Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định:

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

     1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo            quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

     2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

     3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn          thu nhập chủ yếu của gia đình...

     Và có quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba như sau:

”Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

     1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ        chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

     2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của      Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết”

     Khoản tiền 100 triệu bố mẹ vợ cho bạn vay sau khi bạn lấy vợ và xây nhà vợ bạn có được biết hay không. Tiền này được sử dụng vào mục đích gì của gia đình. Còn số tiền 70 triệu đồng bạn nói mẹ vợ cho vợ làm của hồi môn thì đó là tiền riêng của vợ bạn.

     Tại khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình quy định, việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng thì do vợ, chồng bạn tự thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì vợ chồng bạn có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng. Nếu sử dụng vào mục đích chung của gia đình thì cả bạn và vợ có trách nhiệm liên đới có nghĩa vụ trả. 

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồngquý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178