• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Lưu ý khi ký hợp đồng lao động: Căn cứ theo điều 27 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian thử việc, và căn cứ theo điều 110...

  • Một số vấn đề cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động
  • lưu ý khi ký hợp đồng lao động
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

     Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về một số lưu ý khi ký hợp đồng lao động như thử việc, tiền lương, quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn hợp đồng và các vấn đề liên quan. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

  1. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về thời gian thử việc.

     Căn cứ theo điều 27 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian thử việc:

     Điều 27. Thời gian thử việc

"Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ."

   Thứ nhất, cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về thời gian thử việc

  • Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
  • 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên.
  • 30 ngày đối với trình độ trung cấp.
  • 6 ngày đối với các công việc khác.

   Thứ hai, cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về lương thử việc

  • Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.
  • Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ.
  • Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức, ví dụ lương chính thức 10 triệu thì lương thử việc ít nhất là 8.5 triệu.

   Thứ ba, cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về thời hạn trước khi kết thúc thử việc

    Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc.

  • Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.
  • Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

   Nếu vi phạm quy định về thử việc doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 95/2013:

     Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này."

    Vậy doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho người lao động.

   2. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về tiền lương.

    Lương chính thức khi ký hợp đồng lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng

    Căn cứ theo nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng:

    Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

"1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đi với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."

   Vậy hiện nay, mức lương tối thiểu vùng năm 2016 là:

  • Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng.
  • Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng.
  • Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng.
  • Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng.

   Ngoài ra hình thức trả lương: Trả lương chậm trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng, người sử dụng lao động còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng nếu không trả lương đúng kỳ hạn cho người lao động. [caption id="attachment_37309" align="aligncenter" width="455"]lưu ý khi ký hợp đồng lao động Lưu ý khi ký hợp đồng lao động[/caption]

 3. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về giấy tờ, bằng cấp của người lao động.

   Căn cứ theo điều 20 và điều 183 Bộ luật lao động 2012 quy định:

   Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

"1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động."

    Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

"1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

 2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

 3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động."

    Vậy người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

    Nếu vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động ( căn cứ theo điều 5 nghị định 59/2013/NĐ-CP)

  4. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về nộp tiền để được ký kết hợp đồng.

     Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong vấn đề người sử dụng lao động bắt người lao động đặt cọc tiền:

"2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tin đã giữ của người lao động tính theo lãi sut ti đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim b Khoản 2 Điều này."

     Vậy người sử dụng lao động vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.

  5. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về tiền lương làm thêm giờ

    Căn cứ theo điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định:

    Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

"1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày."

   Vậy người lao động cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về vấn đề tiền làm thêm giờ.

  • Ngày thường = 150% lương.
  • Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương.
  • Ngày lễ, Tết = 400% lương.

   Với tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

  • Ngày thường = 210% lương.
  • Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.
  • Ngày lễ, Tết = 490% lương.

    Nếu người sử dụng lao động không trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

  6. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về ngày nghỉ phép, nghỉ lễ.

    Căn cứ theo Bộ luật lao động quy định về ngày nghỉ lễ, nghỉ phép thì 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép

    Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.

 7. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về xử lý kỷ luật lao động

    Theo quy định pháp luật, hay cụ thể theo Bộ luật lao động 2012 quy định: "Cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động"

    Nếu vi phạm bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động (Căn cứ theo khoản 3. khoản 4 điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

   Liên hệ Luật sư tư vấn về những lưu ý khi ký hợp đồng lao động

     + Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về những vấn đề cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

     + Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về luật lao động qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033

    + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về luật lao động tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng ./.                                     

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178