• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, môi giới đưa tiền chạy việc sẽ có thể phạm tội môi giới hối lộ. Và người phạm tội môi giới hối lộ sẽ phải đảm bảo đủ 4 dấu hiệu sau đây:...

  • Môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì theo quy định
  • Môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?

Câu hỏi về môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?

    Xin chào luât sư. Luật sư cho tôi hỏi về trường hợp sau: Một người quen của tôi đã đưa một khoản tiền cho anh A. Để anh A chạy việc cho người quen của tôi vào vị trí kế toán của công ty anh A đang làm. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này, anh A có bị phạm tội gì không ạ? Rất mong sớm nhận được câu hồi đáp của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì như sau:

1. Căn cứ pháp lý về môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?

2. Nội dung tư vấn về môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?

     Trên thực tế, khi nhắc đến việc đưa tiền chạy việc là người ta nghĩ ngay đến việc hối lộ. Khi đưa tiền chạy việc thì có nhiều cách. Họ có thể trực tiếp đưa tiền cho người cần trợ giúp hoặc gián tiếp qua việc đưa cho một người trung gian. Như vậy, khi nói đến hành vi này thì chúng ta sẽ nhắc đến 3 nhóm người: người đưa tiền chạy việc, người trung gian và người nhận tiền chạy việc. Người trung gian ở đây còn được gọi là người môi giới đưa tiền chạy việc. 

   2.1. Thế nào là môi giới đưa tiền chạy việc?

    Thông thường chúng ta hiểu môi giới là người làm trung gian, đứng giữa, làm cầu nối để cho 2 bên gặp gỡ, tiếp xúc, giao thiệp với nhau, thực hiện công việc một cách dễ dàng. Đưa tiền chạy việc là hành vi người nào đó đưa tiền cho một người khác (người khác có thể là người trực tiếp giúp bạn hoặc có thể là người trung gian) để người nhận tiền tạo điều kiện cho mình một công việc chắc chắn hoặc một lợi ích nào đó. Môi giới đưa tiền chạy việc là một người ở giữa có hành vi nhận tiền và đưa tiền cho một người khác có chức vụ, quyền hạn để người này giúp đỡ cho người nhờ mình có một công việc, vị trí nhất định. 

      Xét thấy, hành vi môi giới đưa tiền chạy việc cũng có những đặc điểm tương đồng về hành vi và chủ thể, nhất quán với phạm tội môi giới hối lộ được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành. Vì vậy, môi giới đưa tiền chạy việc có thể bị truy cứu với tội danh "Môi giới hối lộ" được quy định tại điều 201 BLHS 2015 đang có hiệu lực thi hành. Để hiểu rõ được tội môi giới hối lộ, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể tại khoản 2.2 dưới đây.Môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?

Môi giới đưa tiền chạy việc phạm tội gì?

2.2. Khi nào thì được coi là phạm tội môi giới hối lộ

     Hành vi môi giới đưa tiền chạy việc trên thực tế chính là một ví dụ điển hình cho tội phạm môi giới hối lộ. Điều 365 quy định về tội môi giới hối lộ với khung cơ bản xử phạt như sau:

Điều 365. Tội môi giới hối lộ 1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất....

Từ quy định của BLHS, một người phạm tội môi giới hối lộ phải đảm bảo đủ các yếu tố sau:

  • Chủ thể phạm tội môi giới hối lộ: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự 2015. Theo quy định pháp luật, người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là những người từ đủ 14 tuổi trở lên. Và họ hoàn toàn có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào thỏa mãn được về độ tuổi chịu TNHS, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Ví dụ: giáo viên, người dân bình thường, người có quyền hạn chức vụ, doanh nhân...
  • Khách thể phạm tội môi giới hối lộ: Những quan hệ xã hội bảo đảm cho những hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được diễn ra bình thường. Đây là khách thể trực tiếp. Hành vi đó làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức Nhà nước bị suy yếu, mất uy tín. Hành vi này đã tiếp sức cho người có quyền hạn chức vụ lạm dụng địa vị để thực hiện những hành vi trái với pháp luật, chuẩn mực xã hội. Đồng thời môi giới hối lộ cũng là hành vi tạo điều kiện, tiếp tay cho tội nhận hối lộ và đưa hối lộ để thực hiện.
         Ví dụ: Anh A đã nhận 10.000.000 đồng của anh B là người đang trong quá trình xin việc giảng dạy tại trường THPT Y, qua người trung gian C. Ở đây, tội phạm xâm phạm đến quan hệ về sự hoạt động đúng đắn của ngành sư phạm. Và chỉ có thể thông qua tác động làm thay đổi về quyền và nghĩa vụ của cán bộ tuyển dụng thì mới có thể gây thiệt hại cho sự hoạt động đúng đắn của ngành sư phạm (có thể dẫn đến việc tuyển những người không đủ tư cách, trình độ giảng dạy). Do đó, nội dung của quan hệ xã hội này, đối tượng tác động của tội phạm là quyền và nghĩa vụ của anh A.
  • Mặt chủ quan phạm tội môi giới hối lộ: Bao gồm động cơ, mục đích và lỗi. Động cơ của việc môi giới hối lộ là vì tình cảm cá nhân, vụ lợi,... Mục đích của môi giới hối lộ là hưởng lợi ích một cách không chính thống. Điều 365 không quy định rõ về hình thức lỗi. Nhưng căn cứ vào tên tội danh, hành vi khách quan thì chúng ta có thể thấy đây là hình thức lỗi cố ý. Người này đã nhận thức được hành vi của mình là làm môi giới hối lộ, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra và mong muốn nó được xảy ra hoặc không mong muốn xảy ra nhưng mặc kệ cho hành vi đưa và nhận hối lộ xảy ra và chấp nhận hậu quả. 
  • Mặt khách quan phạm tội môi giới hối lộ:
    - Hành vi làm trung gian, ở giữa cho hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ để thỏa thuận giữa họ thưc hiện thành công.Trong quá trình này, người môi giới hối lộ vừa được coi là người nhận hối lộ, vừa được coi là người đưa hối lộ. Theo đó, hành vi khách quan này là hành vi của một người nào đó trực tiếp gợi ý hoặc chuyển những yêu cầu của người người đưa hối lộ cho người nhận hối lộ để thực hiện được thỏa thuận giữa hai người. Hành vi môi giới ở đây cũng có thể là hành vi một người tạo điều kiện, bố trí, sắp xếp cho người nhận hối lộ và người đưa hối lộ gặp nhau để bàn luận, tiếp xúc trực tiếp với nhau. Hành vi môi giới hối lộ chỉ tạo điều kiện cho việc hối lộ được thực hiện chứ không can thiệp vào nội dung hối lộ. 

    - Hậu quả của hành vi môi giới hối lộ: Đây không phải là điều kiện đủ để cấu thành tội phạm môi giới hối lộ. Khi xét về mặt khách quan, chúng ta không nhất thiết phải đề cập đến hậu quả của hành vi môi giới hối lộ. Chỉ những hậu quả nào đặc biệt nghiêm trọng thì mới đề cập đến như: ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác, gây mất trật tự an ninh an toàn xã hội, gây thiệt hại về tài sản công,...
    - Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của hành vi môi giới hối lộ: Chỉ khi nào có hành vi hối lộ thì mới thấy được hậu quả, tính chất nguy hiểm của tội môi giới hối lộ.

2.3. Hình phạt đối với phạm tội môi giới hối lộ

Theo quy định tại điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

  • Khoản 1 quy định về khung hình phạt cơ bản: bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt này được áp dụng cho trường hợp phạm tội mà tiền, tài sản, lợi ích vật chất có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc lợi ích phi vật chất (tình dục, thông tin, tình cảm,thành tích,...).
  • Khoản 2 của điều luật quy định về khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Hình phạt này được áp dụng cho những trường hợp thuộc một trong những trường hợp sau:
    • Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm hối lộ mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm. 
    • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội từ 05 lần trở lên và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
    • Dùng thủ đoạn xảo quyệt: Đây là trường hợp người phạm tội đã dùng những kế hoạch, thủ đoạn gian dối khiến người khác khó có thể phát hiện, lường trước được.
    • Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước.
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Trong trường hợp này, chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội.
    • Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội môi giới hối lộ từ 02 lần trở lên mà lần đầu phạm tối đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
    • Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Khoản 3 quy định về khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Áp dụng cho trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  • Khoản 4 quy định về khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 08 năm đến 15 năm áp dụng phạm tội trong trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.
  • Khoản 5 quy định về khung hình phạt bổ sung là người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Kết luận: Như vậy, môi giới đưa tiền chạy việc sẽ có thể phạm tội môi giới hối lộ. Và người phạm tội môi giới hối lộ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 và các điều luật khác có liên quan. Tuy nhiên, không phải người nào làm trung gian đưa tiền chạy việc cũng bị coi là môi giới hối lộ. Tuy nhiên, trường hợp người trung gian này không hoàn thành thỏa thuận của mình thì sẽ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bài viết tham khảo: 

Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Môi giới đưa tiền xin việc phạm tội gì? quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.                                                                                                                                                Chuyên viên: Kiều Trinh  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178