• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội đưa hối lộ quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015,.... hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích khác... bị phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn..

  • Tội đưa hối lộ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
  • tội đưa hối lộ
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 

Kiến thức của bạn:

     Tội đưa hối lộ theo quy định của Bộ Luật Hình sự

Câu trả lời:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

1.Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 2015

2. Nội dung tư vấn

Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

     Tội đưa hối lộ là thực hiện hành vi trái pháp luật, đưa tiền, tài sản hoặc các lợi ích khác dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn  để họ làm hoặc không làm một việc gì vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

      Chủ thể của tội đưa hối lộ

       Là bất kỳ người nào đủ năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

       Khách thể của tội nhận hối lộ

       Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

       Đối tượng:

       - Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác

       -  Lợi ích phi vật chất

        Mặt khách quan của tội đưa hối lộ:

       Hành vi:

  • Trực tiếp đưa hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ quyền hạn hoặc người khác hay tổ chức khác bất khác bất kỳ lợi ích nào.
  • yêu cầu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ
Tội đưa hối lộ

      Thời điểm hoàn thành của tội đưa  hối lộ.

     Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền hoặc tài sản. … cho người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm công việc. Trường hợp người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu mà chưa đưa tài sản, tiền,.. thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ, quyền hạn đồng ý

      Mặt chủ quan của tội phạm

      Lỗi : lỗi cố ý. Người phạm tội ý thức được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

      Mục đích của người phạm tội : để người có chức vụ làm hoặc không làm vì một lợi ích nhất định hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

       Hình phạt.

       Hình phạt chính: Phạt tiền, cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù có thời hạn từ 06 tháng 20 năm.

     Hình phạt bổ sung: Người phạm tội đưa hối lộ có thể bị  phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng.

      Trường hợp người bị ép buộc đưa hối lộ nhưng chủ động khai báo trước khi bị  phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ

     Trường hợp tuy không bị ép buộc nhưng chủ động khai báo trước khi bị phát giác, có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của dùng để hối lộ.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi . Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

     - Luật sư tư vấn hình sự

     - Kiến thức luật hình sự

     - Hỏi đáp luật hình sự

     - Văn bản pháp luật hình sự

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178