Mở rộng phạm vi và và đối tượng áp dụng trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP
10:25 24/07/2020
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP đã có những sự thay đổi so với các văn bản trước đó, trong đó chúng ta cần chú ý...
- Mở rộng phạm vi và và đối tượng áp dụng trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP
- Phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH TRONG NGHỊ ĐỊNH 82/2020/NĐ-CP
Câu hỏi của bạn về phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP
Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi về những điểm mới về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được quy định trong nghị định 82/2020/NĐ-CP so với những văn bản pháp luật trước đó.
Trân trọng cảm ơn Luật sư đã tư vấn.
Câu trả lời của Luật sư về phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP:
1. Căn cứ pháp lý phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Nội dung tư vấn về phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP:
Nghị định 82/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 110/2013/NĐ-CP, Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2.1 Phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP:
Theo Điều 1 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về phạm vi điều chỉnh:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: Luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại;
b) Hành chính tư pháp, bao gồm: Chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Hôn nhân và gia đình;
d) Thi hành án dân sự;
đ) Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến các lĩnh vực quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt
Và so sánh với Điều 1 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh thì xét thấy nghị định 82/2020/NĐ-CP đã có những bước tiến thay đổi:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại;
b) Hành chính tư pháp, bao gồm: hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký biện pháp bảo đảm; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Hôn nhân và gia đình;
d) Thi hành án dân sự;
đ) Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Như vậy xét thấy trong đó phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP so với các văn bản trước đây đã có những thay đổi nhất định. Ngoài giữ nguyên lại những lĩnh vực như những văn bản trước thì trong lĩnh vực "bổ trợ tư pháp" Nghị định 82/2020/NĐ-CP bổ sung thêm về lĩnh vực hòa giải thương mại và thừa phát lại. Còn trong lĩnh vực "hành chính tư pháp", nghị định cũng có chỉnh sửa khi thêm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vào lĩnh vực này. Có thể thấy để phù hợp với sự phá triển không ngừng, cũng như đảm bảo sự công bằng, tăng tính răn đe nghị định 82/2020/NĐ-CP đã bổ sung ngành nghề mới.
Trong đó có thể thấy nghị định này ra đời là hoàn toàn phù hợp. Bởi ngay sau nghị định 08/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 về Thừa phát lại được tổ chức và áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước thay vì chỉ áp dụng ở một số địa phương thì nghị định 82/2020/NĐ-CP ngay lập tức đã bổ sung thừa phát lại để có thể tránh những hành vi sai phạm của các văn phòng hành nghề thừa phát lại.
Ngoài ra có một điểm mới thấy rõ sự tiến bộ trong phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP khi bổ sung thêm trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ra đời năm 2017 nhưng những hành vi sai phạm của nhà nước trong vấn đề này lại chưa chịu sự điều chỉnh của luật hành chính.
Vì vậy các điểm mới về phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP đã góp phần thêm trong việc đảm bảo công bằng hơn cho công dân cũng như công tác quản lý của nhà nước. [caption id="attachment_199351" align="aligncenter" width="626"] Phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP[/caption]
2.2 Đối tượng xử phạt trong nghị định 82/2020/NĐ-CP
Căn cứ theo Điều 2 nghị định 110/2013/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP về đối tượng xử phạt được quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản;
d) Cơ quan Trung ương của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị trực thuộc của các tổ chức này thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Sửa đổi Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 2 như sau: “Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản; ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản;
d) Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;”
So sánh với nghị định 82/2020/NĐ-CP cũng đã có nhiều sự khác biệt:
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, bao gồm:
a) Tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật,chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật; tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức đấu giá tài sản; tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; tổ chức có tài sản đấu giá; trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại; tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng thừa phát lại; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản; ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản;
d) Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Các tổ chức khác có hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
Theo đó về đối tượng áp dụng, ngoài kế thừa những nghị định trước đó, nghị định 82/2020/NĐ-CP đã có những thay đổi và mở rộng đội tượng chịu sự điều chỉnh như sau:
Ngoài loại hình "trung tâm tư vấn pháp luật" và "trung tâm trọng tài" thì Nghị định 82 đã bổ sung thêm cả "chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật" và "chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam" vào đối tượng áp dụng. Thông qua đó việc mở rộng ra đối tượng áp dung của loại hình này giúp nhà nước dễ dàng quản lý và xử lý được dễ dàng hơn.
Việc thay thế "tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp" thành "tổ chức đấu giá tài sản" và "tổ chức có tài sản đấu giá" đã bao quát hơn đối với loại hình đấu giá tài sản này.
Trong Nghị định 82 nhà nước còn bổ sung loại hình "tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng". Đây là một loại hình tương đối mới được quy định tại Nghị định 206/2013/NĐ-CP và được thí điểm thực hiện ở Nghị quyết 42/2017/QH14.
Ngoài ra việc mở rộng phạm vi điều chỉnh nên Nghị định 82 cũng đã liệt kê ra các đối tượng điều chỉnh thuộc các lĩnh vực ngành nghề mới như: trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại; tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng thừa phát lại.
Kết luận: Như vậy việc mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng giúp cho công tác quản lý nhà nước được tăng cường, tập trung, đảm bảo tính thống nhất. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho các tổ chức cơ quan thi hành có thể dễ dàng nắm bắt và kịp thời chỉ đạo. [caption id="attachment_199352" align="aligncenter" width="435"] Phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP[/caption]
Bài viết tham khảo:
- Chức năng của văn phòng thừa phát lại là gì?
- Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại theo quy định pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về phạm vi điều chỉnh trong nghị định 82/2020/NĐ-CP quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Dân sự 19006500 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ngọc Thúy