• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khai nhận di sản thừa kế có bắt buộc phải có mặt tất cả những người thừa kế, Con nuôi và cha nuôi mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa

  • Khai nhận di sản thừa kế có bắt buộc phải có mặt tất cả những người thừa kế?
  • Khai nhận di sản thừa kế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Khai nhận di sản thừa kế

Câu hỏi của bạn:

     Cha mẹ tôi có 1 giấy chứng nhận QSDĐ được cấp năm 1998 đứng tên cha tôi. Năm 2001, mẹ tôi mất. Năm 2012, cha tôi mất. Cha mẹ tôi có 8 người con: 1 con gái, 7 con trai (người con trai thứ 7 đã mất). Tình hình gia đình tôi hiện nay như sau:

     Anh 3 tôi có vợ (có giấy kêt hôn) và 2 con, gia đình hiện nay không hạnh phúc, tất cả bản chính giấy tờ anh tôi không được giữ. Vậy khi khai di sản, có được quyền loại bỏ anh tôi ra không? Nếu được, thì sau này, nếu anh 3 tôi không khởi kiện thì vợ và 2 con của anh tôi có khởi kiện được không?

     Em trai tôi (chết 2017) có vợ (đã có giấy kết hôn). Em dâu tôi có 2 người con riêng của chồng trước, cha mẹ của em dâu tôi đã mất. Vậy có phải toàn bộ phần thừa kế của em tôi thuộc về em dâu tôi? Hiện tại, vợ của em tôi đang bệnh nặng. Nếu em dâu tôi mất, phần thừa kế đó thuộc về ai? Mong nhận được câu trả lời của quý luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: khai nhận di sản thừa kế

1. Quy định về người khai nhận di sản thừa kế

Luật công chứng năm 2014 quy định về việc công chứng văn bản khai nhận như sau:

Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản di sản 

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. [caption id="attachment_93025" align="aligncenter" width="250"]Khai nhận di sản thừa kế Khai nhận di sản thừa kế[/caption]

     Như vậy, theo quy định trên thì người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản sẽ có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Do đó trong trường hợp này của bạn, những người thừa kế của bố mẹ bạn sẽ không có quyền được loại bỏ người anh thứ 3 của bạn ra khỏi thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

     Nếu như hiện tại vợ của người anh thứ 3 giữ toàn bộ giấy tờ tùy thân của anh bạn thì anh bạn có thể yêu cầu vợ của mình giao trả các loại giấy tờ tùy thân cho mình. Nếu như anh bạn không thể thỏa thuận với vợ thì anh bạn có thể đi cấp lại hoặc xin trích lục của các loại giấy tờ đó.

2. Hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hàng thừa kế như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

     Trong câu hỏi của bạn chúng tôi hiểu rằng: "Em trai bạn (chết 2017) có vợ (đã có giấy kết hôn). Em dâu bạn có 2 người con riêng của chồng trước, cha mẹ của em dâu bạn đã mất. Hiện nay bạn đang thắc mắc phần di sản thừa kế của em bạn có thuộc về em dâu của bạn không?. Mặt khác hiện tại em dâu bạn đang bị bệnh nặng và giả định như em dâu của bạn chết thì phần di sản đó được chia như thế nào?"

     Căn cứ vào câu hỏi bạn gửi đến, thì em trại bạn mất năm 2017, thời điểm này em trai bạn đã kết hôn với em dâu bạn. Như vậy khi em trai bạn chết không để lại di chúc thì phần di sản mà đáng ra mà em trai bạn được hưởng từ cha mẹ bạn sẽ được xác định là di sản thừa kế của em bạn. Tính từ thời điểm mở thừa kế thì sẽ phát sinh quyền thừa kế cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của em trai bạn. Ngoài ra Bộ luật dân sự năm 2015 còn quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau: 

Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

     Do vậy, cụ thể trong trường hợp này thì hàng thừa kế thứ nhất của em trai bạn bao gồm: vợ của em trai bạn và 2 người con riêng của vợ em trai bạn. Những người này sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

     Hiện tại, nếu như em dâu của bạn bị bệnh nặng và mất thì di sản thừa kế của em dâu bạn sẽ được chia theo di chúc (nếu như em dâu bạn có để lại di chúc). Còn nếu như em dâu của bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế của em dâu bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của em dâu bạn (hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những người được quy đinh tại điểm a khoản 1 điều 561 BLDS năm 2015)

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về Khai nhận di sản thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178