• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hợp đồng tình ái bằng mail có được xem là chứng cứ, Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định ...

  • Hợp đồng tình ái bằng mail có được xem là chứng cứ
  • Hợp đồng tình ái bằng mail có được xem là chứng cứ
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hợp đồng tình ái bằng mail có được xem là chứng cứ

Câu hỏi của  bạn:

     Xin chào Luật sư tôi có một câu hỏi mong luật sư giúp đỡ. Tôi có quen biết và quan hệ tình cảm với một người đàn ông đã có gia đình. Ông ấy thỏa thuận qua mail với tôi sẽ cho tôi tiền đáp lại tôi phải đáp ứng các yêu cầu tình cảm của ông ấy. Một thời gian sau ông ta tố cáo tôi lừa ông ấy 1 tỷ đồng nhưng thực chất đó là số tiền mà tôi và ông ta đã thỏa thuận với nhau qua mail. Vậy xin hởi luật sư tôi có thể dùng mail mà tôi và ông ấy thỏa thuận để làm chứng cứ được hay không

Câu trả lời của Luật sư:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
  • Luật giao dịch điện tử năm 2005

Nội dung trả lời:

1. Vấn đề chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

a. Chứng cứ 

     Theo điều 86 BLTTHS 2015 quy định về chứng cứ như sau:

     Điều 86. Chứng cứ

     "Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án"

b. Các đặc điểm của chứng cứ

     Một thứ được xem là chứng cứ khi nó có đầy đủ các đặc điểm sau

  • Tính khách quan: Chứng cứ hình thành và tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Người tham gai tố tụng và các cơ quan tiến hành tố tụng không được tạo ra chứng cứ, nếu vậy tính khách quan sẽ không cò; do đó không thể coi là chứng cứ. 
  • Tính liên quan: Tính liên quan là sự liên hệ, dính dáng nhau ở một hay một số tính chất”.Tính liên quan trong tố tụng hình sự được hiểu là: các tình tiết, sự kiện, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau. Các sự kiện, tình tiết được coi là chứng cứ khi nó chứa đựng những nội dung gắn liền với việc giải quyết của vụ án.
  • Tính hợp pháp: Không phải bất kỳ thông tin thực tế nào liên quan đến các tình tiết sự kiện của vụ án đều có thể làm căn cứ cho Tòa án giải quyềt vụ án mà chỉ có những thông tin thực tế được thu thập, kiểm tra và đánh giá theo trình tự do luật định. Mặt khác, chỉ có những thông tin thực tế thu thập từ những nguồn do luật định mới có thể được coi là chứng cứ. 
[caption id="attachment_37485" align="aligncenter" width="369"]Hợp đồng tình ái bằng mail có được xem là chứng cứ Hợp đồng tình ái bằng mail có được xem là chứng cứ[/caption]

2. Nguồn chứng cứ theo quy định cảu Bộ luật tố tụng hình sự

     Theo BLTTHS 2015 có quy định về nguồn chứng cứ như sau:

     Điều 87. Nguồn chứng cứ

"1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự."

     Theo quy định trên nguồn chứng cứ bao gồm: vật chứng, lời khai lời trình bày, dữ liệu điện tử, kết luận giám định định giá tài sản, Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác. 

     Đáng chú ý BLTTHS 2105 còn quy định những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Có thể nói đây là một quy định tiến bộ phù hợp với các đặc điểm cảu chứng cứ mà pháp luật đã quy định

3. Hợp đồng tình ái bằng mail có được xem là chứng cứ

     Như đã phân tích ở trên nguồn chứng cứ còn bao gồm cả dữ liệu điện tử. Theo quy định của luật giao dịch điện tử 2005 quy định như sau:

Điều 10. Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu

     "Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. "

Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

      "Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu"

     Theo quy định trên thì thông điệp dữ liệu điện tử bao gồm chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Như vậy mail cũng có thẻ xem là thông điệp dữ liệu điện tử.

     Tại điều 14 của luật giao dịch điện tử quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu điện tử như sau:

Điều 14. Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ

     "1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.

2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác"

     Như vậy theo quy định của BLTTHS 2015 và luật giao dịch điện tử 2005 đều thừa nhận dữ liệu điện tử (bao gồm cả mail) là chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự. Miễn sao mail đó đáp ứng đủ các điều kiện của chứng cứ mà chúng tôi đã trình bày ở trên.      Bài viết tham khảo:

     Liên hệ Luật sư tư vấn về cách xác định chứng cứ

      Nếu bạn đang gặp vướng mắc về việc xác định chứng cứ mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về cách xác định chứng cứ. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau:
  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng!       

    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178