Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
21:17 27/07/2017
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Em nhờ luật sư tư vấn dùm à Chuyện là tranh chấp ranh giới đất đai. Ông hàng xóm mới đánh em trai em...
- Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Câu hỏi của bạn:
Em nhờ luật sư tư vấn giùm à. Chuyện là tranh chấp ranh giới đất đai. Ông hàng xóm mới đánh em trai em. Bị đánh em trai em mới bỏ chạy. Điện thoại kêu ba mẹ em. Ba mẹ em mới xuống hỏi tại sao đánh em trai em. Ông hàng xóm cầm dao. Nhảy vô chém cha em. Cha em mới chụp con dao. Cha em và ông hàng xóm mới giằng co con dao. Lúc đó mẹ em thấy ông hàng xóm sắp chém trúng cha em. Nên mẹ em hoảng sợ quá. Mới lấy cây đánh vô đầu ông hàng xóm. Ông hàng xóm bị chấn thương vùng đầu, nát đầu. Em hỏi vậy có bị truy cứu hình sự không. Cảm ơn !
Câu trả lời của luật sư :
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến email của công ty Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Đối với việc nhìn thấy người hàng xóm sắp chém trúng bố bạn, mẹ bạn đã tiến hành lấy cây đập vào bạn khiến ông ý bị thương ở phần đầu, nát đầu. Xác định trường hợp này là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
1. Khái niệm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Để xác định là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phải xác định hành vi đó đáp ứng các điều kiện cần của hành động phòng vệ chính đáng. Điều 15 của Bộ luật hình sự có quy định: "Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”
- Phòng vệ chính đáng là quyền được pháp luật công nhận phòng vệ chính đáng còn là nghĩa vụ của công dân để bảo vệ chính mình hoặc của người khác nên họ chủ động ngăn cản việc xâm hại.
+ Về phía nạn nhân ( Người xâm hại ) đã có hành vi trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân người phòng vệ hoặc người khác.
+ Về phía người phòng vệ : Đã có hành vi xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân. Trong trường hợp xâm hại về tài sản... thì sẽ không phải coi là phòng vệ chính đáng.
+ Phòng vệ ở mức cần thiết: Được hiểu là hành vi phòng vệ chống trả lại phải tương xứng với hành vi xâm hại của người bị hại. Tuy nhiên mức độ cần thiết này cần dựa trên nhiều yếu tố : Tương quan giữa bên phòng vệ và người xâm hại, tính chất của hành vi xâm hại..
Điều 15 của Bộ luật hình sự có quy định: "Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng : Theo khoản 5 điều 2 của Luật hình sự " Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết ".
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm tuy nhiên việc phòng vệ chống trả quá mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại thì hành vi đó đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Sự vượt quá ở đây là vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật.Tuy nhiên việc xác định thế nào là vượt quá phòng vệ chính đáng thì tùy vào trường hợp cụ thể để xác định.
Hành vi chống trả lại của mẹ bạn là trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tức là phòng vệ quá mức cần thiết. [caption id="attachment_42899" align="aligncenter" width="339"] Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng[/caption]
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có phải truy cứu trách nhiệm hình sự không ?
Trong trường hợp này của bạn do câu hỏi bạn đặt ra chưa rõ dàng do vậy tôi xin phép được trả lời bạn như sau.
Nếu trong trường hợp hành vi chống trả của mẹ bạn tương xứng với hành vi gây thiệt hại thì mẹ bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi hành vi của mẹ bạn được xem là hành vi phòng vệ chính đáng. Tính tương xứng ở đây được đánh gia thông qua mức độ mãnh liệt của hành vi vi phạm pháp luật, công cụ, phương tiện người đó sử dụng là gì...
Lưu ý: Tính tương xứng ở đây không không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ
Trường hợp hành vi chồng trả của mẹ bạn vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì tùy từng trường hợp mẹ bạn sẽ bị xử phạt như sau:
- Trong trường hợp 1: Tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên và có căn cứ rõ dàng là hành vio của mẹ bạn vượt quá giớ hạn phòng vệ chính đáng thì mẹ bạn bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Tại điều 106 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định:
1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khở của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá vượt quá , thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Cũng tại điều này có quy định hoặc dẫn đến chết người do vượt quá được hiểu nghĩa là cái chết của người bị hại do bị thương mà dẫn đến chết. Người pham tội không bỏ mặc và ý thức chủ quan không muốn muốn người bị hại chết.Cái chết đó là ngoài ý muốn của người phạm tội.
Nếu tỷ lệ thương tật dưới 31 % thì người có hành vi phòng vệ chính đáng không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp 2: Có hậu quả chết người xảy ra
Do bạn chỉ nói rằng ông hàng xóm bị chấn thương ở vùng đầu, nát đầu mà chưa nói ông ý đã chết hay chưa. Trong trường hợp mẹ bạn lúc đó cố tình đánh ông ý nát đầu cho ông ý chết. Thì mẹ bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 96 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Điều 96: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Cần phân biệt yếu tố dẫn đến chết người trong cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Cũng tại điều này có quy định hoặc dẫn đến chết người do vượt quá được hiểu nghĩa là cái chết của người bị hại do bị thương mà dẫn đến chết. Người pham tội không bỏ mặc và ý thức chủ quan không muốn muốn người bị hại chết.Cái chết đó là ngoài ý muốn của người phạm tội.
Còn giết người trong vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi cố ý muốn giết chết người bị hại ngay tại chỗ. Khiến cho nạn nhân ( người bị hại) bị chết. Còn nếu chỉ bị thương tật từ 31 % trở lên thì bị truy cứu theo điều 106 về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
=> Như vậy tùy vào từng trường hợp cụ thể thì mẹ bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội khác nhau với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, chúng tôi nên khuyên gia đình bạn cần có sự thỏa thuận với gia đinh người bị hại về các khoản bồi thường, bù đắp về mặt vật chất cho họ. Đây được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Được coi là phòng vệ chính đáng khi nào