• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giết người cướp tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Liên hệ 19006500 để được hỗ trợ tư vấn

  • Giết người cướp tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào ?
  • Giết người cướp tài sản
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi pháp lý:

     Xin luật sư cho biết, Anh Bình là đối tượng lêu lổng, ngày 20/10/2017 Bình có quen chị Hạnh qua mạng, sau một thời gian Bình kêu chị Hạnh đi chơi. Đến nơi vắng vẻ nhận lúc chị Hạnh không để ý Bình bóp cổ chị Hạnh, sau đó Bình dùng dao đâm liên tiếp vào ngực và bụng chị Hạnh làm cho chị Hạnh chết ngay tức khắc. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội Bình lục lọi trong túi chị Hạnh lấy đi 2 điện thoại IPHONE, một giây truyền vàng và 10.000.000 VNĐ. Vậy xin hỏi Bình phạm tội gì?

Câu trả lời của Luật sư:

1. Giết người cướp tài sản là gì?

     Giết người cướp tài sản là hành vi mà một người tước đoạt mạng sống của người khác bằng nhiều cách thức khác nhau với mục đích cướp tài sản của họ. Đây là một hành vi phạm tội nghiêm trọng, không chỉ vi phạm các đạo đức và giá trị cơ bản của xã hội, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, các hình phạt cho hành vi này có thể rất nghiêm khắc, bao gồm án tử hình hoặc án tù lâu dài tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.

2. Định tội danh cho tội giết người cướp tài sản

     Căn cứ vào tình tiết mà bạn đưa ra, ta có thể khẳng định hành vi của Bình đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành hai tội phạm trong Bộ luật hình sự 2015 đó là Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp tài sản (Điều 168). Nghiên cứu kĩ cấu thành tội phạm của 2 tội này ta có thể thấy rõ điều đó. Cụ thể như sau:

2.1. Đối với tội giết người

     Tội giết người được quy định trong Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 nhưng không mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thể định nghĩa tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.

  • Về khách thể của tội phạm: Tội giết người là tội xâm phạm quan hệ nhân thân, cụ thể là xâm phạm quyền sống của con người.
  • Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể tội giết người là bất kì người nào từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. 
  • Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, hay nói cách khác là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Trong trường hợp này Bình đã có hành vi dùng tay bóp vào cổ của chị Hạnh, sau đó đã dùng giao đâm vào ngực và bụng của chị Hạnh. Do đó có thể khảng định đây là hành của hành vi của tội giết người theo quy định tại điều 123 BLHS
  • Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, bởi Bình nhận thức rõ hành vi dùng dao là hết sức nguy hiểm. Bình biết trước hành vi dùng dao đâm vào ngực Hạnh thì chị Hạnh sẽ chết hoặc có khả năng tước đi tính mạng của nạn nhân (thấy trước hậu quả của hành vi). Song Bình vẫn mong muốn cho hậu quả trên xảy ra.
  • Mục đích, động cơ phạm tội: Mục đích của Bình khi giết chị Hạnh là để chiếm đoạt tài sản.      

     Từ những phân tích trên đây có thể thấy hành vi của Bình đã thỏa mãn cấu thành tội phạm tội giết người Điều 123 Bộ luật hình sự

2.2. Đối với tội cướp tài sản

     Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 quy định, tội cướp tài sản là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”

  • Khách thể của tội phạm: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình, Bình đã trực tiếp xâm phạm trước hết đến thân thể của chị Hạnh, tự do của chị Hạnh qua đó xâm phạm đến tài sản sở hữu của người bị hại
  • Mặt khách quan của tội phạm: Theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản là: hành vi dùng vũ lực; hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Trong tình huống này Bình đã thực hiện dạng hành vi thứ nhất là hành vi dùng vũ lực. Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt, hành vi đó trước hết phải nhằm vào con người.
  • Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường nên chỉ đòi hỏi có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.  
  • Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, Bình biết mình có hành vi dùng vũ lực tấn công nạn nhân là nguy hiển cho xã hội, Bình biết rõ hậu quả có thể xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Do đó đây là lỗi cố ý trực tiếp

      Từ những phân tích trên cho thấy hành vi của Bình còn thỏa mãn cấu thành tội phạm tội cướp tài sản được quy định trong Điều 168 và tội giết người trong Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

3. Hình phạt cho tội giết người cướp tài sản

     Đối với trường hợp trên Bình sẽ bị quyết định hình phạt cho từng tội cụ thể. Vì Bình đã phạm hai tội cùng lúc, là tội giết người và cướp tài sản nên thuộc vào trường hợp phạm nhiều tội, việc quyết định hình phạt sẽ dựa vào Điều 55 BLHS 2015, hình phạt sẽ do Toà án quyết định, đồng thời căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị cáo, tuy nhiên căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 đã nêu trên thì đối với trường hợp người phạm nhiều tội thì tổng hình phạt tù có thời hạn được tuyên của các tội danh đó cũng không được quá 30 năm tù.

4. Hỏi đáp về Tội giết người cướp tài sản

Câu hỏi 1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015?

     Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà bộ luật này có quy định khác.

     Còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Câu hỏi 2. Như thế nào là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

     Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Đây là trường hợp người phạm tội dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm (đến cùng) và việc dừng lại không phải vì bị ngăn cản mà do ý muốn chủ quan (tự mình).

Câu hỏi 3. Điều kiện để được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là gì?

     Chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì điều kiện để được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù gồm:

  • Phạm nhân đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân.
  • Có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên.
  • Phạm nhân cũng có thành tích tốt từ loại khá trở lên trong nhiều năm liền kề

     Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về Giết người cướp tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178