• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bị người khác vu oan có tố cáp họ tội gì? Vu oan là việc một người bị người khác nói những điều không tốt, không có thật

  • Bị người khác vu oan có tố cáo họ tội gì theo BLHS?
  • Bị người khác vu oan
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

      Bị người khác vu oan có thể tố cáo họ tội gì theo Bộ luật hình sự (BLHS)? Đây là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang phải đối mặt với tình huống bị vu oan. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Như thế nào được xem là vu oan?

     Vu oan (vu khống) được hiểu là trường hợp một người bị người khác bịa đặt, nói những điều không tốt, sai sự thật về mình nhằm làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị vu oan.

2. Bị vu oán có thể tố cáo tội gì?

     Hiện nay bộ luật hình sự có quy định về  tội vu khống như sau: tội vu khống người khác là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bại đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 

     Như vậy, người bị vu oan có thể tố cáo hành vi vu khống người có hành vi vu oan ra cơ quan chức năng để được xác định làm rõ, hành vi theo quy định pháp luật.

3. Cấu thành của tội vu khống

Khách thể của tội vu khống: là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội vu khống theo quy định của pháp luật hình sự trực tiếp xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người.

Mặt khách quan của tội vu khống:

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  • Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Chủ thể của tội vu khống:

  •  Là người có năng lực trách nhiệm hình sự (người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy).
  • Người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (Từ 16 tuổi trở lên).

Mặt chủ quan của tội vu khống:

  • Lỗi: các hành vi bịa đặt, loan truyền những điều sai sự thật; bịa đặt người khác phạm tội
  • Động cơ: người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn thực hiện hành vi đó.  
  • Mục đích: nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, hoặc là để tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 

4. Hình phạt tội vu khống theo quy định của pháp luật

Tội vu khống được quy định tại Điều 156, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Từ đó thấy được: 

  • Khung hình phạt cơ bản: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng: phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.
  • Người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bị người khác vu oan

5. Hỏi đáp về bị người khác vu oan

Câu hỏi 1: Làm sao để chứng minh mình bị vu oan?

     Để chứng minh bản thân bị vu oan, có thể thực hiện các bước sau:

  • Thu thập bằng chứng: Bạn cần thu thập tất cả các bằng chứng có thể để chứng minh mình bị vu oan. Điều này có thể bao gồm các tài liệu, hình ảnh, video, lời khai của nhân chứng,....
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý: Bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ một luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 
  • Khởi kiện: Nếu không thể giải quyết vấn đề thông qua thảo thuận, bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết.
  • Chứng minh trong phiên tòa: Trong phiên tòa, bạn sẽ có cơ hội trình bày lập luận và bằng chứng của mình trước Tòa án. 
  • Chú ý: Trong mỗi trường hợp đều có những yếu tố riêng biệt và quy trình có thể thay đổi tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể.

Câu hỏi 2: Có phải tất cả các trường hợp bị vu oan đều được xử lý theo BLHS không?

Câu trả lời là Không phải tất cả các trường hợp đều được xử lý theo Bộ luật hình sự (BLHS). Có một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Khi xác định có dấu hiệu tội phạm: Trường hợp này bị xử lý theo BLHS.
  • Khi có căn cứ xác định bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Trường hợp này không được xử lý theo BLHS.
  • Khi trưng cầu giám định mà chưa có kết quả nhưng đã hết hạn điều tra: Trường hợp này được xử lý theo BLHS.

Ngoài ra, còn có các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật Hình sự. Trong những trường hợp này, người phạm tội có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự dù đã thực hiện các hành vi phạm tội.

Câu hỏi 3: Làm thế nào để phòng tránh bị vu khống?

Để phòng tránh bị vu khống, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Luôn tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân và đạo đức xã hội trong mọi hoạt động của mình.
  • Tránh những tranh chấp, xung đột hay mâu thuẫn với người khác, đặc biệt là những người có thể có ý định hại bạn.
  • Giữ gìn uy tín, danh dự và nhân phẩm của bản thân, không để cho người khác có cơ hội bôi nhọ hay vu oan bạn.
  • Nếu có nghi ngờ bị vu khống, bạn nên thu thập và lưu giữ những chứng cứ có liên quan để chứng minh sự vô tội của mình, như hóa đơn, biên lai, giấy tờ, băng ghi âm, video, ảnh chụp màn hình, lịch sử cuộc gọi, tin nhắn, email, bài đăng trên mạng xã hội.

Bài viết liên quan:

Để được tư vấn chi tiết về Bị người khác vu oan có thể kiện họ tội gì theo BLHS?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178