• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, thủ tục xét giảm và mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

  • Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
  • Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Câu hỏi của bạn:      Chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong luật sư giúp. Chồng tôi là người Thanh Hóa lên Lạng Sơn làm ăn, tại đây anh ấy có gây thương tích cho người khác và đã bị Tòa án nhân dân TP. Lạng Sơn xử phạt hai năm rưỡi tù giam về tội cố ý gây thương tích và phải bồi thường 40 triệu cho người bị hại. Hiện tại anh ấy đang chấp hành hình phạt tù và đã bồi thường nhưng chưa bồi thường đủ số tiền mà Tòa án đã tuyên. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này chồng tôi có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hay không?      Câu trả lời:     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:  [caption id="attachment_27613" align="aligncenter" width="464"]giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù[/caption] Căn cứ pháp lý:
  • Bộ luật tố hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
  • Nghị quyết số 01/2007/NQ-HDTP ngày 02/1/2007
  • Luật thi hành án hình sự năm 2010
Nội dung tư vấn: Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: a) Cơ quan điều tra; b) Viện kiểm sát; c) Toà án.

1. Điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

        Đoạn 2 khoản 1 điều 58 BLHS 1999 sửa đổi năm 2009 quy định: " Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt"
Tại điểm a tiểu mục 3.1 mục 3 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HDTP quy định: "Đã chấp hành được một phần ba thời hạn đối với hành phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mưới năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với hình phạt tù chung thân"
        Ngoài ra người phạm tội còn phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; thành thật hối cải, tích cực lao động, học tập; Không vi phạm chế độ, nội quy của trại giam và được cơ quan thi hành án phạt tù đề nghị bằng văn bản xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

2. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

        Theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là Trại giam; trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Điều 33 luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định về thủ tục giảm mức thời hạn chấp hành hình phạt tù.         Theo đó cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị gồm có:
  • Bản sao bản án; trường hợp xét giảm án từ lần hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
  • Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù hàng tháng, quý, 06 tháng, năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công;
  • Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
  • Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với trường hợp đã được giảm.
        Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải mở phiên họp xét giảm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung         Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được giảm thời hạn chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trụ sở

3. Mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

        Khoản 3 điều 58 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: "Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm"
        Tại điểm đ tiểu mục 3.1 mục 3 Nghị quyết số 01/2007 ngày 02/1/2007 quy định: " Mỗi người mỗi năm chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt một lần. Trường hợp trong năm đó sau khi được giảm thời hạn chấp hành hình phạt mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng như lại lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thế được xét giảm thêm tối đa là hai lần trong một năm"         Như vậy trong trường hợp này của bạn việc chồng bạn và gia đình bạn chưa bồi thường đủ số tiền bồi thường thiệt hại do Tòa án tuyên thì chồng bạn vẫn có thể được xét giảm án nếu thỏa mãn các điều kiện như trên, đồng thời thời hạn chấp hành hình phạt tù của chồng bạn không được thấp hơn 15 tháng tù giam.      Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.      Trân trọng ./.      Liên kết ngoài tham khảo:
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178