• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tình huống thực tế được coi là phòng vệ chính đáng? Nội dung phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật..cơ sở phát sinh hành vi phòng vệ chính đáng

  • Tình huống thực tế được coi là phòng vệ chính đáng?
  • tình huống phòng vệ chính đáng
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tình huống cụ thể về phòng vệ chính đáng. 

     Cho em hỏi tý ạ. Dì em vừa đi làm về vào phòng tắm để tắm thì có người đàn ông xông vào định giở trò thì bị dì em đẩy ra, ngay lúc đấy dì nhìn thấy viên gạch nên theo phản xạ dì em cầm gạch vạng vào đâu người đó dẫn đến chảy máu, sau đó khi vợ người đó về dì em đã gọi sang và kể lại sự tình thì bị 2 vợ chồng họ nói là vu oan cho họ và họ định xông vào nhà đánh dì em. Buổi tối trong lúc dì em đi báo công an thì ở nhà 2 vợ chồng hắn lại sang bắt con gái dì mở cửa, em ấy không mở nên chúng đập vỡ 1 ô kính cửa nhà dì. Khi dì em báo tin thì công an cũng đã xuống và chụp lại ảnh hiện trường gồm viên gạch, vết máu do dì đập gạch vào đầu ông kia và ô cửa bị vỡ, khi được công an mời đến thì ông ta vẫn nói là mình bị vu oan, vậy giờ dì em phải làm như thế nào, hành động của dì em khi đập gạch vào đầu ông ta có bị truy cứu không ạ.     

Em xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời:

  1. Thế nào là phòng vệ chính đáng.

Căn cứ pháp lý áp dụng về phòng về chính dáng được quy định tại điều 22 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được quy định vụ thể như sau.

Điều 22. Phòng vệ chính đáng
 
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

     Tứ nhất: Phân tích về hành vi phòng vệ chính đáng của gì bạn.

  • Cơ sở phát sinh: cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Như vậy chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội; xâm phạm tới các quyền và lợi ích được được bảo vệ. Việc những quyền và lợi ích này bị xâm hại có thể thông qua hành vi là các hành động hoặc không hành động của chủ thể.
  • Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng: khi đã có cơ sở cho phép phòng vệ, người phòng vệ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả trong những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công. Theo quy định tại điều 15 bộ luật hình sự, sự chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào người tấn công, vào chính người đang gây ra sự nguy hiểm cho xã hội, vì có như vậy mới ngăn chặn được, đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn một cách tích cực sự tấn công, hạn chế thiệt hại do sự tấn công đó đe dọa gây ra. Sự chống trả của người phòng vệ là sự chống trả cần thiết. Điều này có nghĩa biện pháp chống trả của người phòng vệ (phương tiện, phương pháp, thiệt hại) đặt trong hoàn cảnh cụ thể phải là những biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được sự tấn công, hạn chế những thiệt hại có thể bị người tấn công gây ra.

     => Từ những thông tin mà bạn cung cấp thì dì bạn đã có hành vi cầm viên gạch đánh vào người đang có hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của dì bạn. Hành vi của người xông vào nhà dì bạn, đang thực hiện hành vi trái pháp luật (định giở trò đồi bại) thì bị dì bạn phát hiện, sử dụng công cụ là viên gạch để chống trả lại hành vi gây nguy hiểm cho xã hội người kia, điều này là cần thiết, bởi nếu như không chống trả kịp thời, ngay tức khắc thì hậu quả sẽ không còn nhẹ nhàng như vậy.

     Điều này chứng minh rằng, đã có cơ sở để dì bạn có hành vi phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự; nội dung và phạm vi của hành động mà dì bạn thực hiện phù hợp với quy định của luật. [caption id="attachment_34102" align="aligncenter" width="275"]Được coi là phòng vệ chính đáng khi nào Được coi là phòng vệ chính đáng khi nào[/caption]

     Thứ hai, hành vi của dì bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự không

     Như đã tư vấn ở trên, hành vi của dì bạn qua những tình tiết mà chúng tôi nhận được thì đây là hành vi phòng vệ chính đáng, mà theo bộ luật hình sự thì phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, và do đó dì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.

     Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý với bạn rằng: hành vi của dì bạn có chính xác là hành vi phòng vệ chính đáng hay không thì cần phải được chứng minh trên thực tế. Trách nhiệm tìm chứng cứ, chứng minh có hay không có tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, trước hết là cơ quan điều tra thuộc công an nhân dân.

     Mặt khác, cũng cần phải lưu ý trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng trong vụ việc của dì bạn. Vì thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi chỉ là thông tin một bên trong sự việc, dựa trên thông tin đó, chúng tôi chỉ có thể nhận định sơ bộ vụ án thông qua thông tin mà bạn cung cấp, còn trên thực tế thì cần phải điều tra, tiếp cận hồ sơ thực tế, tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự theo quy định pháp luật để tìm ra sự thật. Do đó, chúng tôi không thể loại trừ khả năng hành vi của dì bạn là vượt quá phòng vệ chính đáng theo quy định tại khoản 2 điều 15 bộ luật hình sự. Cụ thể:

     “2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.  Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”

     Như chúng tôi đã tư vấn, có hay không có hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng thì cần phải có sự điều tra của cơ quan điều tra có thẩm quyền, có bản kết luận và được xét xử bởi tòa án, có quyết định của tòa thì mới có thể khẳng định được. Còn hiện tại, khi chưa có bản án của tòa thì không ai được coi là có tội được. Những thông tin mà bạn cung cấp có nhiều chi tiết chứng tỏ cho căn cứ chúng tôi nêu ra ban đầu: dì bạn đã có hành vi phòng vệ chính đáng.

     Cần tư vấn thêm cho bạn trong trường hợp này: vợ chồng người đập vỡ kính nhà dì bạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho dì bạn về hành vi phá hoại tài sản của người khác mà họ thực hiện. Dì bạn có quyền yêu cầu họ phải bồi thường, nếu họ không chịu thực hiện trách nhiệm của mình thì dì bạn có thể nhờ tới sự can thiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp, yêu cầu được bồi thường.

     Với tình hình hiện tại, chúng tôi cho rằng dì bạn nên liên hệ với cơ quan công an tiếp nhận xử lý vụ việc để tìm hiểu sự việc đã được điều tra ở giai đoạn nào, từ đó nắm bắt được thông tin để đưa ra phương hướng giải quyết tối ưu nhất.

     Bài viết tham khảo:

     Quy định của bộ luật hình sự về phòng vệ chính đáng

     Người 15 tuổi phạm tội xử lý như thế nào?

     Quy trình giải quyết vụ án Hình sự

3. Một vài câu hỏi về phòng vệ chính đáng. 

Câu hỏi 1: Tình thế cấp thiết là gì. Trả lời: 1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Câu hỏi 2: Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?. Trả lời: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

     Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về được coi là phòng vệ chính đáng khi nào. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178