• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động. Tham gia bảo hiểm cho người lao động là một nghĩa vụ mà pháp luật đã đặt ra cho phía người...

  • Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động
  • Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động?

Kiến thức của bạn:

     Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động

      Tham gia bảo hiểm cho người lao động là một nghĩa vụ mà pháp luật đã đặt ra cho phía người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người sử dụng lao động vẫn còn thắc mắc và chưa nắm được chính xác các loại bảo hiểm mà mình phải tham gia cũng như là mức đóng của các loại bảo hiểm đó. Bài viết doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động của chúng tôi dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải quyết được vấn đề này.

     1. Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động.

    Doanh nghiệp tư phải tham gia những loại bảo hiểm sau đây cho người lao động:

     a) Bảo hiểm xã hội 

     Điểm a,b Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:

     " 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

     a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

     b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

     ...

    g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;"

     Như vậy, theo quy định trên, người sử dụng lao động ký kết hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên đều phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người lao động từ ngày 1/8/2018 ( Khoản 1, Điều 124, Luật Bảo hiểm xã hội). Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng lao động theo hợp đồng lao động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng phải tham gia bảo hiểm cho người lao động.

     Về mức đóng các loại bảo hiểm xã hội, bạn đọc có thể tham khảo bảng dưới đây:                             

 

BHXH

 

Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm thai sản+ ốm đau

Hưu trí+ Tử tuất

NSDLD  0.5% mức tiền lương tháng  3% mức tiền lương tháng  14% mức tiền lương tháng

     b) Bảo hiểm thất nghiệp 

     Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định về Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

     "Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

     a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

     b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

     c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng."

     Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

     Như vậy, khá tương đồng với Bảo hiểm xã hội, khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên thì doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

     Về mức đóng, theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Luật việc làm 2013: " Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp".

     Điều này có nghĩa, doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm cho người lao động với mức đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

     c) Bảo hiểm y tế

     Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014, nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bao gồm:

     "a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); 
     b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật."

     Như vậy doanh nghiệp tự ký kết hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động.

     Về mức tham gia bảo hiểm y tế: Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. 
      [caption id="attachment_60409" align="aligncenter" width="490"]Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động. Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động.   [/caption]

     2. Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm bằng cách nào

     Về hồ sơ, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cho người lao động phải chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau theo Điểm b, Khoản 1, Điều 23 quyết định 595:

     a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

     b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

     c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa (BHXH quận/huyện, BHXH cấp tỉnh) hoặc tại đại lý thu.

     Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về Doanh nghiệp tư phải đóng bảo hiểm gì cho người lao động?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178