• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội, Tuy nhiên một lưu ý là các hành vi cố ý nâng khống

  • Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội?
  • Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội

Câu hỏi của bạn về cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội

     Chào Luật sư! tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giải đáp, Xin cho biết cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có vi phạm hình sự không, nếu có thì phạm tội gì, mức án phạt như thế nào, tôi xin cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư về cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội

     Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội như sau:

1. Căn cứ pháp lý về cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội

2. Nội dung tư vấn về cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội

2.1. Quy định tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

"1Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

.......

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." [caption id="attachment_140771" align="aligncenter" width="483"]Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội[/caption]

     Như vậy, với hành vi cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đã có dấu hiệu về mặt hành vi của tội phạm được quy định trong BLHS 2015. Cần phân tích rõ hơn các yếu tố cấu thành loại tội này để có thể nhận diện được rõ tội phạm. Cụ thể:     

      *Khách thể của tội phạm: Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng xâm phạm hoạt động đúng đắn và an toàn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

     *Mặt khách quan của tội phạm: Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được thực hiện bằng các hành vi sau:

  • Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
  • Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
  • Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
  • Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
  • Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
  • Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
  • Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
  • Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
  • Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng

     Một lưu ý là các hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng 

     *Chủ thể tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Đây là tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, do đó người phạm tội chỉ có thể là người có có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Để xem xét người nào có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức tín dụng thì cần phải xem xét tổng thể các quy trình, điều lệ, quy chế cấp tín dụng, thẩm định giá tài sản,...

     *Mặt chủ quan của tội phạm: Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

2.2. Tư vấn cụ thể câu hỏi của khách hàng

Theo khoản 1 và khoản 5 Điều 30 Luật giá 2012 quy định như sau về Quy trình thẩm định giá tài sản tại điều 30 như sau:

"1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

4. Phân tích thông tin.

5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan."

     Theo quy định trên ta thấy, việc thẩm định giá tài sản cần phải xác định theo giá trị thị trường căn cứ vào địa điểm, thời điểm nhất định. Việc thẩm định giá là một trong những cơ sở để Ngân hàng xem xét duyệt mức cho vay theo phương thức có tải sản bảo đảm. Mức cho vay được tính toán có sự kết hợp với sự xem xét tính ổn định của thị trường, cũng được xem là giá tài sản để xử lý tài sản thế chấp.

     Như chúng ta đã biết mấu chốt xử lý nợ xấu là xử lý tài sản đảm bảo, vì vậy, công tác thẩm định giá trị tài sản đảm bảo là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho khả năng thu hồi của khoản vay. Tài sản đảm bảo nếu bị nâng khống giá trị sẽ dẫn đến những rủi ro khôn lường cho phía ngân hàng

     Tuy nhiên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp cán bộ của ngân hàng cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng, mục đích cuối cùng của việc này là để vay được số tiền lớn hơn từ các tổ chức tín dụng. Do đó ta có thể thấy hành vi nâng khống giá trị bảo đảm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có khả năng gây ra thiệt hại cho tổ chức tín dụng. Do vậy tại điểm d khoản 1 điều 260 BLHS quy định hành vi này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

    Cần phải nhấn mạnh rằng đối với hành vi cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng có phạm tội, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178