• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giám đốc thẩm được hiểu là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm

  • Có thể thực hiện kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không?
  • Có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không

Câu hỏi về có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết hay không?

Câu trả lời về có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết như sau:

1. Cơ sở pháp lý về có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không

2. Nội dung tư vấn về có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Giám đốc thẩm là gì?

     Theo quy định của pháp luật hiện nay thì giám đốc thẩm được hiểu là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

     Các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

  • Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
  • Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

     Về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy  định như sau:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
[caption id="attachment_154575" align="aligncenter" width="426"]Có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết Có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không [/caption]

2.2. Người bị kết án đã chết có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được không?

     Theo quy định tại điều 379 của Bộ luật tốt ụng hình sự năm 2015 quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.

     Như vậy, theo quy định trên thì việc kháng nghị giám đốc thẩm sẽ được chia thành hai trường hợp sau:

+ Thứ nhất, kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án:

     Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

+ Thứ hai, kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án:

     Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

     Tóm lại, Thủ tục giám đốc thẩm chỉ được thực hiện khi có các căn cứ mà pháp luật quy định. Đối với trường hợp kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án sẽ được thực hiện vào bất kỳ lúc nào, kể cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ, ngược lại việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Để được tư vấn chi tiết về Có thể kháng nghị giám đốc thẩm cho người đã chết không quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178