• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự, Quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự

  • Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
  • Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự

Câu hỏi của bạn: 

     Xin Luật sư cho biết quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn QuốcChúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự

     1. Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự là gì? 

     Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự là việc Toà án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự.

     Từ khái niệm này có thể rút ra một số đăc điểm cơ bản như sau về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự:

  • Giám đốc thẩm không là một cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm mà là thủ tục "xét lại" bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
  • Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
  • Ở thủ tục giám đốc thẩm không đặt ra quyền kháng cáo của người tham gia tố tụng mà chỉ có quyền kháng nghị. Do đó, người tham gia tố tụng chỉ có quyền khiếu nại đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị chứ không có quyền kháng cáo.

     2. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự

     Theo quy định tại điều 371 BLTTHS năm 2015, bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

     Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định của Toà án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

     Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

     Vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án là trường hợp BLTTHS quy định phải tiến hành theo thủ tục tố tụng nào đó, nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, bị người hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đến đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

     Thứ ba, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

    Sai lầm nghiêm trọng việc áp dụng pháp luật có thể là áp dụng sai điều luật của Bộ luật hình sự để kết tội bị cáo về tội nặng hơn hoặc tội nhẹ hơn so với tội mà bị cáo đã thực hiện; áp dụng sai khung hình phạt hoặc sai các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự dẫn đến xử phạt quá nặng hoặc quá nhẹ đối với bị cáo; sai lầm trong việc cho người bị kết án được hưởng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, sai lầm trong việc tổng hợp hình phạt đối với bị cáo,... [caption id="attachment_90997" align="aligncenter" width="398"]Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự[/caption]

     3. Những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự

     Theo quy định tại điều 373 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm: 

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
     4. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự

     Theo quy định tại điều 379 BLTTHS, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như sau:

  • Việc kháng nghị theo hướng kháng nghị không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
  • Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
  • Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

     Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định về dân sự như sau:

"1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó."

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sựquý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178