Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng trong luật hình sự
16:11 17/05/2018
Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng trong luật hình sự, Để xác định đến tính tương xứng của việc phòng vệ chính đáng với hành vi tấn công
- Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng trong luật hình sự
- Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào?
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. [caption id="attachment_90270" align="aligncenter" width="356"] Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng[/caption]
Phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Với quy định trên ta thấy, phòng vệ chính đáng được phát sinh trên cơ sở là khi có hành vi đang xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm ngay tức khắc đến lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Một lưu ý là phòng vệ chính đáng phải được thực hiện khi hành vi xâm phạm đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra. Do đó ta cũng có thể hiểu rằng phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ quá muộn cũng không được xác định là phòng vệ chính đáng.
Nội dung của quyền phòng vệ chính đáng là người phòng vệ phải có hành vi tấn công tương xứng và gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người có hành vi xâm phạm. Nếu như người phòng vệ chính đáng mà gây thiệt hại khác cho người có hành vi xâm phạm như: tài sản... thì cũng không được xác định là phòng vệ chính đáng.
Để xác định đến tính tương xứng của việc phòng vệ chính đáng với hành vi tấn công, chúng ta phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, tính mãnh liệt của hành vi tấn công, công cụ, phương tiện phạm tội...
2. Bị người khác đánh sau đó đánh lại có phải là phòng vệ chính đáng không?
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: "vợ bạn mới sinh mổ được 03 tháng. Cách đây vài hôm vợ bạn bị người ta vào tận nhà đánh vợ bạn và sau đó vợ bạn có đánh trả lại bằng tay không và có gây ra thương tích cho người đã đánh vợ bạn là 12%. Hiện nay bạn đang thắc mắc là hành vi của vợ bạn có phạm vào tội cố ý gây thương tích hay không, hay được xác định là phòng vệ chính đáng. Biết rằng trong khi đó bên kia có tới 06 người tham gia tràn vào nhà đánh vợ chồng mình.
Trong câu hỏi của bạn còn có nhiều vấn đề chưa cụ thể, do vậy chúng tôi sẽ chia thành các trường hợp cụ thể sau để tư vấn:
Trường hợp 1, nếu như 6 người trên đều có hành vi tấn công nhằm gây thương tích cho vợ bạn. Đồng thời việc vợ bạn chống trả lại hành vi tấn công là cần thiết, thì trong trường hơn này sẽ được xác định là phòng vệ chính đáng.
Trường hợp 2, nếu như 6 người trên không có hành vi tấn công hoặc việc tấn công chỉ mang tính chất hời hợt thì việc vợ bạn gây tổn hại sức khỏe của họ với tỉ lệ thương tật là 12% được xác định là vượt quá giớ hạn phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên tại điều 136 BLHS năm 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng lại yêu cầu tỉ lệ thương tật của bị hại phải từ 31% trở lên thì mới cầu thành. Do vậy trong trường hợp này có thể hiểu hành vi của vợ bạn chỉ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Tội cưỡng đoạt tài sản hoàn thành khi nào theo quy định của pháp luật
- Trong khi phê ma tuý đá mà giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Để được tư vấn vấn chi tiết về Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn