• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhiều trường hợp thắc mắc có được sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng không. Luật Toàn Quốc chia sẻ quy định về vấn đề này trong bài viết sau đây mời bạn đọc theo dõi

  • Có được sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng không ?
  • sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SANG TÊN SỔ ĐỎ ĐANG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Vợ tôi ly hôn đơn phương. Về tài sản ngôi nhà thì tự thỏa thuận. Sổ đỏ ngôi nhà đang ở ngân hàng vì vay tiền, sổ đỏ đứng tên cả hai vợ chồng. Bây giờ ly hôn, vợ chồng tôi thỏa thuận: nợ ngân hàng tiên gốc và tiền lãi hàng tháng tôi sẽ trả và tôi đưa lại một khoản tiền mặt cho vợ tôi. Tôi muốn hỏi, sổ đỏ đó bây giờ làm sao đứng tên một mình tôi; sổ đỏ đó bây giờ không rút ra được vì đang nợ ngân hàng, khoản nợ này là lúc trước mua nhà cầm sổ đỏ chính ngôi nhà đó đi vay, hay là không cần thiết vì sẽ có bản án của tòa quy định tôi là người sở hữa ngôi nhà rồi.

Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là gì?

     Theo quy định tại Điều 317 BLDS 2015, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

     Hiện nay, việc dùng tài sản như đất đai, nhà cửa, ô tô... để thế chấp đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay với bên cho vay đã không còn xa lạ. Bởi ưu điểm của hình thức này là bên thế chấp chỉ bàn giao giấy tờ về quyền tài sản cho bên kia mà không phải bàn giao tài sản. Do đó, bên thế chấp vẫn được sử dụng tài sản của mình, đồng thời vẫn có thể đảm bảo nghĩa vụ với bên nhận thế chấp.

     Vậy trong trường hợp thế chấp sổ đỏ để vay vốn tại ngân hàng sau đó muốn chuyển nhượng sang tên sổ đỏ đó cho người khác có được không? Việc sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng có thể thực hiện được không?

Có được sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng không?

2. Làm thế nào để sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng

     Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp được quy định trong Bộ luật dân sự như sau:

Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp

.....

8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

     Đồng thời khoản 4 và khoản 5 điều 321 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: 

Điều 321. Quyền của bên thế chấp

4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

     Căn cứ quy định trên thì trong quá trình thế chấp tài sản, bên thế chấp sẽ không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý. Do đó, trong trường hợp này, bạn và vợ của bạn muốn thỏa thuận tài sản chung của hai vợ chồng thành tài sản riêng của một mình bạn thì phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp là ngân hàng.

     Tuy nhiên trên thực tế, vì liên quan đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nên không phải mọi ngân hàng đều đồng ý cho các bên được tặng cho tài sản thế chấp.

     Nếu ngân hàng đồng ý, có thể ký văn bản thỏa thuận 3 bên giữa bạn, vợ bạn và ngân hàng. Sau đó bạn thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền.

     Nếu ngân hàng không đồng ý, bắt buộc bạn phải đợi đến khi thực hiện xong nghĩa vụ với ngân hàng, xóa đăng ký thế chấp và tiến hành thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng.

Có được sang tên sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng không?

3. Tình huống tham khảo: Chồng bán đất mua trước hôn nhân có cần chữ ký của vợ không?

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp: tôi và chồng kết hôn tháng 10/2020. Trước đó, khoảng tháng 6/2020 chồng tôi có mua một mảnh đất và được cấp sổ đỏ. Chồng tôi có hứa rằng sau khi kết hôn sẽ cho tôi cùng đứng tên trên mảnh đất đó nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Bây giờ chồng tôi muốn bán mảnh đất đó thì tôi có quyền gì không? Khi bán có cần chữ ký của tôi không?

     Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn mua một mảnh đất vào tháng 6/2020 và đến tháng 10/2020 thì vợ chồng bạn kết hôn, do đó, đây được xác định là tài sản hình thành trước khi kết hôn.

     Căn cứ theo quy định trên, tài sản hình thành trước khi kết hôn là tài sản riêng của chồng bạn.

     Mặc dù chồng bạn có hứa rằng sau này sẽ cho bạn cùng đứng tên để có quyền với mảnh đất đó, nhưng việc đó chưa được thực hiện. Mà theo quy định, mọi sự thỏa thuận, tặng cho, chuyển nhượng... tài sản là quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Nên việc chồng bạn hứa cho bạn đứng tên chưa có giá trị pháp lý, do vậy, quyền sử dụng mảnh đất vẫn được xác định là tài sản riêng của chồng bạn, bạn không có quyền với mảnh đất đó.

     Và theo đó, khi chồng bạn muốn bán mảnh đất này cũng không cần có sự đồng ý cũng như chữ ký của bạn, chồng bạn có thể toàn quyền định đoạt việc mua bán.

Bài viết tham khảo:

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178