• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật: ưu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục

  • Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật
  • Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Kiến thức của bạn:

     Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

     Kể từ ngày 05/3/2014, Thông tư liên tịch số 42/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC  ngày 31/12/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định về chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật bắt đầu có hiệu lực. Thông tư này áp dụng đối với người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các tổ chức và cá nhân khác liên quan (không áp dụng đối với người khuyết tật học tập tại các cơ sở dạy nghề).

     Thông tư liên tịch này quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật, bao gồm: ưu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí; chính sách về học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

1. Ưu tiên nhập học và tuyển sinh

* Ưu tiên nhập học      Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.

*Ưu tiên tuyển sinh

  • Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông

     Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

  • Đối với trung cấp chuyên nghiệp

     Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học. [caption id="attachment_38753" align="aligncenter" width="425"]Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật[/caption]

  • Đối với đại học, cao đẳng

     Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.

     Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục

     Điều 3, thông tư liên tịch 42 TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

“1. Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.”

     Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

3. Xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp

  • Đối với giáo dục phổ thông

     Người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của người khuyết tật để xét lên lớp hoặc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp hoặc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

  • Đối với giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp

     Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, căn cứ vào kết quả học tập, hoạt động giáo dục của người khuyết tật đáp ứng được các yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để xét và cấp bằng tốt nghiệp.

   Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Liên kết tham khảo:
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178