Chỉ định người giám hộ
10:12 23/12/2023
Trường hợp chỉ định người giám hộ được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 và được Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án chỉ định.
- Chỉ định người giám hộ
- chỉ định người giám hộ
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chỉ định người giám hộ
Chỉ định người giám hộ là một trong những vấn đề quan trọng của chế định giám hộ trong pháp luật dân sự. Việc thực hiện này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người không có hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về khái niệm, trường hợp và thủ tục theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Chỉ định người giám hộ là gì?
Chỉ định người giám hộ là việc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Tòa án, đưa ra quyết định về việc ai sẽ làm người giám hộ. Điều này thường xảy ra khi không có người giám hộ đương nhiên hoặc khi có tranh chấp giữa các người giám hộ. Người giám hộ là người được pháp luật hoặc một cơ quan nhà nước công nhận để chăm sóc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người chưa thành niên hoặc không có khả năng hành vi dân sự. Họ cũng có trách nhiệm với những người gặp khó khăn trong việc nhận biết và kiểm soát hành vi của mình.
2. Trường hợp chỉ định người giám hộ theo quy định của pháp luật
Trường hợp chỉ định người giám hộ được quy định tại Khoản 1 và khoản 4 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên hoặc giữa những người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ đương nhiên của họ. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Trường hợp chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
Như vậy việc chỉ định người giám hộ được thực hiện trong các trường hợp có tranh chấp giữa nhũng người giám hộ đương nhiên hoặc có tranh chấp về việc cử người giám hộ người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người có thẩm quyền chỉ định người giám hộ
4. Hỏi đáp về chỉ định người giám hộ
Câu hỏi 1: Những trường hợp cần có người giám hộ theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại tại Điều 47 Bộ Luật dân sự 2015, những trường hợp cần có người giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha mẹ;
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con, không có đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Câu hỏi 2: Ai là người giám sát việc giám hộ trong trường hợp một người bị mất năng lực hành vi dân sự, có vợ, chưa có con nhưng còn bố mẹ?
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng vốn
- Chấm dứt việc giám hộ và hậu quả pháp lý
- Phân biệt đại diện và giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành
- Đăng ký giám hộ cho người chưa thành niên không còn cha mẹ
- Đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ 2020
Liên hệ Luật sư tư vấn về: Chỉ định người giám hộ.
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về người giám hộ và người được giám hộ mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về Chỉ định người giám hộ. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!