• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cầm cố xe không chính chủ, Tôi có một chiếc xe ô tô Vios trị giá khoảng 500.000.000 đồng Tôi có cho một người bạn thuê xe đi chơi [..]

  • Cầm cố xe không chính chủ thì phạm tội gì?
  • Cầm cố xe không chính chủ
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

                                                      CẦM CỐ XE KHÔNG CHÍNH CHỦ THÌ PHẠM TỘI GÌ?

       Câu hỏi của bạn:

      Thưa luật sư ! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có một chiếc xe ô tô Vios trị giá khoảng 500.000.000 đồng. Tôi có cho một người bạn thuê xe đi chơi. Tuy nhiên, sau đó anh ta lại mang đi cầm cố chiếc xe đó. Tôi có gọi điện yêu cầu anh trả nhưng anh ta tắt máy rồi không rõ đang ở đâu. Cho tôi hỏi anh  cầm cố xe không chính chủ thì phạm tội gì? Tôi cần phải làm gì để lấy lại chiếc xe đó ?

     Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn Luật toàn quốc qua email- Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi của bạn về cầm cố xe không có chính chủ thì chúng tôi xin được tư vấn như sau:

      Nội dung tư vấn: Cầm cố xe không chính chủ

     Căn cứ pháp lý :

     Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tào sản như sau: 
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
 b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

     1. Mượn xe rồi cầm cố xe không chủ thì phạm tội gì?

     1.1 Những dấu hiệu cơ bản của tội lạm dụng tín nhiệm tài sản 

       - Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
      Cũng giống như với tội xâm phạm sở hữu khác thì chủ thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản ở khoản 3 đối với tội rất nghiêm trọng, khoản 4 đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi theo quy định tại khoản 2 điều 12 của Bộ luật hình sự thì theo khoản 2 điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định:“ 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy, căn cứ từng điều khoản cho thấy đối với người phạm tội thuộc khoản 3,4 thì chỉ cần xác định người phạm tội từ đủ 14 tuổi trở lên, còn đối với khoản 1, 2 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản.

         - Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

        Khách thể của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản là các quan hệ về mặt tài sản. Trong quy định về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản nhà làm luật đã không quy định xâm phạm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Do vậy, sau khi người đó đã chiếm đoạt tài sản mà người đó mà người đó có hành vi chống trả gây thương tích, tổn hại về mặt sức khỏe cho người khác thì tùy từng trường hợp sẽ bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người…

        -  Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

        + Hành vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản :
         Theo quy định của BLHS năm 2015 tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếm đoạt tài sản cấu thành tội khi thỏa mãn một trong số các hành vi sau: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tịnh không trả; Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 
         Hành vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ta thấy người phạm tội đã  thực hiện hành vi phạm tội để chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê, thuê tài sản sau đó dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản trong tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản đó.

- Mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

         Người phạm tội thưc hiện hành vi với lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.

       => Từ việc phân tích những dấu hiệu cơ bản của tội lạm dụng tín nhiệm tài sản có thể khẳng định người mang xe ô tô cầm cố không chính chủ của bạn đi cầm cố đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm tài sản theo điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Người phạm tội đã thực hiện mượn xe ô tô của bạn một cách hợp pháp. Sau đó lợi dụng lòng tin đó và đã tiến hành chiếm đoạt chiếc xe ô tô đó. [caption id="attachment_43020" align="aligncenter" width="372"]Cầm cố xe không chính chủ                   Cầm cố xe không chính chủ[/caption]

      2. Làm thế nào để lấy lại xe bị người khác cầm cố?    

       Bộ luật dân sự 2015 quy định về cầm cố như sau:
      Điều 309: Cầm cố tài sản 
        Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
       Từ quy định trên ta thấy cầm cố là hợp đồng thực tế. Có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Tiếp theo có thể khẳng định việc việc cầm cố xe không chính chủ đó là giao dịch dân sự vô hiệu vì đã vi phạm các điều kiện của giao dịch dân sự có hiệu lực.
     Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
     Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
    Tại điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

       => Như vậy có thể thấy việc bạn của anh mang xe ô tô đi cầm cố mà không được sự đồng ý của anh và không trả đúng thời hạn do đó giao dịch cầm cố trong trường hợp này xác định là giao dịch dân sự vô hiệu do mục đích, nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội. Người mượn tài sản đã không thực hiện đúng nghĩa vụ khi thực hiện mượn tài sản. 

      - Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do cầm cố xe không chính chủ.
    + Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
     +  Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
     + Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
     + Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
     + Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
      Việc cầm cố xe không chính chủ này là hành vi bị pháp luật cấm, giao dịch dân sự vô hiệu. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại cho nhau những gì đã nhận. Tức là bạn có quyền nhận lại xe ô tô. 
       Đối với tình huống của bạn thì bạn cần làm những công việc cụ thể như sau:
       Trường hợp 1. Nếu bạn biết chính xác xe đang bị cầm cố ở hiệu cầm đồ nào thì bạn có quyền đòi lại tài giải đó.
       Trường hợp 2. Nếu không biết chính xác xe đang bị cầm ở đâu thì bạn có thể thông báo cho cơ quan công an gần nhất để họ truy tìm tang vật. Việc cầm cố xe không chính chủ này cơ quan công an sẽ có trách nhiệm tìm lại cho bạn.
       Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Cầm cố xe không chính chủ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500