• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thết, các tình thiết khác loại trừ trách nhiệm hình sự

  • Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
  • Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Câu hỏi của bạn:

     Hãy phân tích các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự và cho ví dụ minh họa

Câu trả lời:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 1999 sử đổi bổ sung một số điều năm 2009
[caption id="attachment_28523" align="aligncenter" width="381"]Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự[/caption]

Nội dung tư vấn:      Điều 13 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

1. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?

     Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự hay còn gọi là các tình thiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của  hành vi hay các tình thiết không bị truy cứu trách nhiệm hình sự được hiểu là: những tình thiết làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của hành vi gây thiệt hại nên được quy định trong luật hình sự để xác định những trường hợp bình thường là tội phạm nhưng không bị coi là tội phạm khi được thực hiện trong điều kiện kèm theo tình thiết đó.

Như vậy xét về mặt nội dung: Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đã làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại và do vậy hành vi đã thực hiên không phải là tội phạm

2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

2.1 Phòng vệ chính đáng

  • Khái niệm: Theo khoản 1 điều 15 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định "Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên"
  • Điều kiện phát sinh phòng vệ chính đáng
    Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là sự tấn công đang diễn ra hoặc đe dọa xả ra ngay tức khắc, nó xâm hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Như vậy, chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm có thể là quyền nhân thân, quyền sở hữu. Những quyền hoặc lợi ích này có thể bị xâm phạm qua những hành động của người tấn công những cũng có thể qua không hành động.

Hành vi tấn công có thể có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đó không phải là điều kiện bắt buộc vì có hành vi tuy không cấu thành tội phạm những vẫn đòi hỏi phải được ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại như hành vi đâm, chém của những người không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần. Hành vi tấn công của con người là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng nhưng nó chỉ là cơ sở chừng nào xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc. Khi hành vi tấn công đã thực sự chấm dứt thì cũng có nghĩa không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn. Sự phòng vệ lúc này hoàn toàn không đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng.

  • Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng:

Theo điều 15 BLHS sự chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính người tấn công, vào chính người đang gây ra sự nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Sự chống trả này của người phòng vệ có thể trực tiếp nhằm vào người tấn công ( tính mạng, sức khỏe, tự do) hoặc chỉ có thể nhằm vào công cụ phương tiện phạm tội mà người đó sử dụng. Tóm lại bằng hình thức nào đi chăng nữa thì sự chống trả đều có thể gây thiệt hại nhất định cho người tấn công.
Phòng vệ chính đáng cũng không đòi hỏi phương pháp, phương tiện người phòng vệ được phép sử dụng phải giống như phương pháp, phương tiện người tấn công sử dụng. Đòi hỏi như vậy không thực tế và cũng không phù hợp với của phòng vệ chính đáng.
Tóm lại để đáng giá sự cần thiết và phù hợp này trước hết cần phải dựa và các căn cứ sau:
- Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại;
- Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra;
- Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công;
- Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng;
- Sức mạnh và khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể…

Ví dụ cụ thể: Nguyễn Văn A là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự trên địa bàn quận Nam từ Liêm, vì không có tiền tiêu xài nên Nguyễn Văn A đã nảy sinh ý định đi cướp tài sản. Chiều ngày 05/ 02/ 2017 A có cầm theo một con dao và một bình xịt hơi cay đi đến gần bến xe Mỹ Đình để thực hiện hành vi phạm tội, Tại đây A thấy chị Nguyễn Thị B đang đứng đợi người thân, trên người chị B có nhiều tư trang cá nhân. A đã dùng bình xịt hơi cay mà hắn thủ sẵn trong túi xịt vào mặt chị B sau đó hắn dùng dao kề vào cổ nạn nhân và quát " đưa hết tiền, tư trang của mày ra đây nếu không tao đâm chết" ngay lúc đó lợi dụng sơ hở của A anh C làm nghề lái xe ôm gần đó đã dùng mũ bảo hiểm tấn công mặt A làm hắn choáng váng sau đó C lao vào khống chế đối tượng và giải hắn lên cơ quan công an.

2.2 Tình thế cấp thiết

  • Tình thế cấp thiết là gì: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm
  • Điều kiện phát sinh tình thế cấp thiết: Điều kiện phát sinh của tình thế cấp thiết là xuất hiện một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

Nguy cơ này không đòi hỏi phải do hành vi của con người gây ra như trường hợp phòng vệ chính đáng mà còn có thể do cá nguồn khác gây ra như: súc vật, thiên tai hoặc trục trặc kỹ thật. Với trách nhiệm của công dân đòi hỏi mỗi người đứng trước nguy cơ như vậy cần phải có biện pháp ngăn trặn nguy cơ đó kể cả biện pháp gây thiệt hại. Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải tính toán thật chính xác và nhanh chóng khả năng đe dọa ngay tức khắc của sự nguy hiểm, nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại thì tất yếu không thể tránh được thiệt hại lớn hơn. Khi đánh giá một hành vi gây thiệt hại có thuộc trương hợp trong tình thế cấp thiết hay không và phương pháp mà người có hành vi sử dụng có phải là phương pháp duy nhất hay không, phải căn cứ vào tình hình cụ thể lúc xảy ra sự việc, đánh giá một cách khách quan toàn diện, khi đã kết luận phương pháp mà nguồi có hành vi gây thiệt hại là phương pháp duy nhất thì hành vi gây thiệt hại của họ là trong tình thế cấp thiết.

  • Nội dung và phạm vi trong tình thế cấp thiết

Khi có đủ cơ sở hành động trong tình thế cấp thiết, người hành động được phép gây thiệt hại mà không phải chịu TNHS về việc gây thiệt hại này khi gây thiệt hại gay ra phải nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra. Thông thường thiệt hại gây ra trong trường hợp này là thiệt hại về tài sản. Ngoài ra thiệt hại xảy xa có thể là sức khỏe hoặc tự do của con người.

Ví dụ cụ thể: Nguyễn Văn A là lái xe tải cho công ty vận chuyển B ngày 25/5/2017 A đang vận chuyển một lô hàng cho công ty. Trên đường di chuyển A đã tuân thủ đầy đủ quy định quy định của Luật giao thông đường bộ, đến đoan đường qua quận Hoàn Kiếm thì bất ngời có một em bé lao ra đường để nhặt quả bóng, lúc đó A đánh lái đâm vào cửa hàng bán đồng hồ bên đường.

2.3 Các tình thiết khác

     BLHS quy định hai loại tình thiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Bên cạnh đó còn một số tình thiết khác cũng có tính chất tương tự nhưng chưa được quy định trong BLHS. Đó là các trường hợp bị cưỡng bức, rủi do, thi hành lệnh cấp trên..., những trường hợp này tuy chưa được quy định trong BLHS song nếu thực tế có xảy ra thì luật hình sự cho phép áp dụng các trường hợp tương tự để giải quyết

  • Bị cưỡng bức: Đây là trường hợp chủ thể gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS nhưng việc thực hiện hành vi là do sự cưỡng bức của người khác, người bị cưỡng bức buộc phải gây thiệt hại để tránh nguy hiểm cho mình hoặc cho người khác đang bị người cưỡng bức đe dọa. Như vậy có thể suy ra những  điều kiện của trường hợp bị cưỡng bức:
    - Phải có hành vi đe dọa gây thiệt hại cho người bị đe dọa hoặc cho người khác
    - Người bị đe dọa không con cách nào khác để tránh thiệt hại bị đe dọa gây ra ngoài việc phải thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác
    - Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra

VD: B là bảo vệ của một gia đình giàu có, Một buổi tối nọ B bị A  dùng súng dí vào đầu B và bắt B phải mở két sắt lấy hết tiền đưa cho A 

  • Rủi do: Là trường hợp gây thiệt hại do tiến hành thủ nghiệm trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật công nghệ.
     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178