Các trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định
10:53 09/07/2020
Thừa kế theo di chúc; không được quyền hưởng di sản; thừa kế theo pháp luật; người thừa kế vi phạm pháp luật; Các trường hợp bị tước quyền thừa kế...
- Các trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định
- Các trường hợp bị tước quyền thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Các trường hợp bị tước quyền thừa kế
Câu hỏi của bạn về các trường hợp vị tước quyền thừa kế:
Xin chào luật sư!
Bác tôi có 2 người con trai và 1 người con gái. Lúc bị bệnh bác có làm di chúc để lại tài sản của mình cho cả 3 con. Anh con trai thứ hai và cô út được hưởng căn nhà và mảnh đất. Anh con trai cả chỉ được khoản tiền trong ngân hàng là 60 triệu. Do anh con trai cả là người chăm sóc, lo thuốc thang khi bác bị bệnh nhưng lại được phần ít hơn hai em nên anh tôi đã trao đổi với bác tôi về việc sửa lại di chúc. Nhưng bác tôi không đồng ý, sau khi to tiếng trong cơn tức giận anh tôi đã ném chai nước vào người bác tôi và chửi bới tại bệnh viện. Hành vi này bị camera bệnh viện ghi hình. Xin luật sư tư vấn giúp, trường hợp của anh tôi có còn được hưởng tài sản như nội dung của di chúc không.
Xin cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của luật sư về các trường hợp bị tước quyền thừa kế:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về các trường hợp bị tước quyền thừa kế, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về các trường hợp bị tước quyền thừa kế như sau:
1. Căn cứ pháp lý về các trường hợp bị tước quyền thừa kế
2. Nội dung tư vấn về các trường hợp bị tước quyền thừa kế
Người thừa kế dù là thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc đều có quyền nhận di sản và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Người thừa kế còn có quyền từ chối nhận di sản. Tuy nhiên, người thừa kế muốn được hưởng di sản thì cần phải là người xứng đáng được hưởng, nếu trên thực tế họ đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, bổn phận hay có các hành vi vi phạm pháp luật trong những trường hợp nhất định thì sẽ bị tước quyền hưởng di sản và trở thành người không được quyền hưởng di sản.
2.1. Các căn cứ tước quyền thừa kế
Các căn cứ tước quyền thừa kế của người thừa kế di sản được quy định tại khoản 1 điều 621 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Từ quy định trên cho thấy, Bộ luật Dân sự quy định có 4 căn cứ để người thừa kế bị tước quyền thừa kế (không được quyền nhận di sản), cụ thể:
Thứ nhất: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
- Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người để lại di sản: Đây là trường hợp người hưởng di sản đã vi phạm pháp luật hình sự, không phân biệt động cơ hay mục đích gì. Hành vi đó phải bị kết án và thực hiện với lỗi cố ý. Sự xâm phạm nhưng không có bản án của tòa thì chưa đủ điều kiện để tước quyền hưởng di sản thừa kế.
- Hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản: Đây là trường hợp người được nhân di sản đối xử tàn nhẫn, tồi tệ với người để lại di sản. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội. Sự nghiêm trọng của việc ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự nhân phẩm được thể hiện bằng bán án của có hiệu lực của Toà án. Giống như hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người để lại di sản nêu trên, hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản khi bị kết án bằng bản án có hiệu lực của Toà án thì người thừa kế mới bị tước quyền hưởng thừa kế.
Thứ hai: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Nghĩa vụ nuôi dưỡng được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo quy định tại điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Theo quy định trên, con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Đặc biệt là khi cha mẹ già yếu, ốm đau. Nếu trong thời gian này, người con mà không làm tròn nghĩa vụ nuôi dưỡng, có sự vi phạm nghĩa vụ thì sẽ bị pháp luật tước quyền thừa kế. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng cần căn cứ vào khả năng kinh tế, điều kiện, hoàn cảnh của người có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật dân sự, quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản có thể là: Người thừa kế là vợ/chồng của người để lại di sản; Người thừa kế là cháu của người để lại di sản; Người thừa kế là cha/mẹ của người để lại di sản,... Trong những trường hợp này nếu người hưởng di sản có đầy đủ khả năng, điều kiện và có nghĩa vụ chăm sóc người để lại di sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự mà vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc này thì có thể bị tước quyền hưởng di sản theo sự xác định của Toà án.
Thứ ba: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Tương tự như trường hợp thứ nhất, người hưởng di sản có hành vi vi phạm pháp luật hình sự với lỗi cố ý. Người bị hại trong trường hợp thứ ba là người thừa kế khác, xảy ra với các trường hợp tranh đoạt tài sản thừa kế giữa những người thừa kế. Hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác phải bị kết án bằng một bản án có hiệu lực của Toà án. Mục đích của việc xâm phạm tính mạng phải là “hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế bị câm phạm tính mạng có quyền hưởng”. Nếu người hưởng thừa kế có hành vi xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhưng không nhằm mục đích này thì không bị tước quyền thừa kế.
Thứ tư: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân của người để lại di sản và pháp luật cũng quy định điều kiện có hiệu lực của di chúc là: người lập di chúc minh mẫn sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Khi người thừa kế có các hành vi nêu trên với mục đích để được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản sẽ bị tước quyền thừa kế. [caption id="attachment_198451" align="aligncenter" width="581"] Các trường hợp bị tước quyền thừa kế[/caption]
2.2. Tôn trọng ý chí của người để lại di sản
Những trường hợp bị tước quyền hưởng di sản theo quy định trên có trường hợp đặc biệt bị loại trừ. Thể hiện sự tự do ý chí và quyền tự định đoạt của người để lại di sản. Theo quy định tại khoản 2 điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc
Điều kiện để áp dụng quy định này là người để lại di sản đã biết hành vi của những người thừa kế vi phạm quy định trên. Nếu trong trường hợp người để lại di sản không biết những hành vi nêu trên thì người thừa kế đương nhiên bị tước quyền hưởng thừa kế.
Như vậy đối với trường hợp của bác và anh của bạn, anh của bạn thực hiện hành vi ném chai nước và hành vi chửi bới thì chưa có căn cứ để anh bạn bị tước quyền thừa kế. Việc này còn phụ thuộc vào việc anh bạn chửi bới có xúc phạm đến bác của bạn hay không. Và các hành vi đó có bị kết án bằng bản án có hiệu lực của Toà án hay không theo quy định tại khoản 1 điều 621 Bộ luật Dân sự 2015. Theo như những tình tiết bạn cung cấp thì anh bạn vẫn được quyền hưởng di sản từ bác của bạn khi bác mất.
Bài viết tham khảo:
- Cách chia di sản thừa kế là đất đai khi không có di chúc
- Cách thức lập di chúc bằng văn bản có giá trị pháp luật năm 2020
- Di chúc có công chứng có hiệu lực từ khi nào 2020 ?
- Những ai có quyền hưởng di sản thừa kế
Để được tư vấn chi tiết về Các trường hợp bị tước quyền thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Tiến Hảo