• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội..biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng..biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn..

  • Các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội
  • Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội: người chưa thành niên phạm tội bị xử lý như thế nào, người chưa thành niên phạm tội có bị phạt tù không... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

     Khi người chưa thành niên phạm tội, tòa án căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì áp dụng một trong các biện pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. 

1. Giáo dục tại xã phường thị trấn

     Thứ nhất, thi hành biện pháp tư pháp của người chưa thành niên phạm tội

     Đây là biện pháp tư pháp mang tính giáo dục và phòng ngừa; được áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, trong thời hạn từ 1 năm tới 2 năm. Quy định tại khoản 2 điều 70 bộ luật hình sự.

“Điều 70. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

....

2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.”

     Người chưa thành niên được giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nghĩa vụ được quy định tại điều 70 và điều 15 của nghị định 10/2012/NĐ- CP, cụ thể:

  • Chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.
  • Làm bản cam kết sửa chữa sai phạm, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực thực hiện nghĩa vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tham gia lao động trực tiếp gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường nơi được giao giám sát, giáo dục và phải nghiêm chỉnh thực hiện cam kết của mình.
  • Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dưỡng, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình.
  • Ba tháng một lần làm bản tự kiểm điểm về việc thực hiện cam kết gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục. Bản tự kiểm điểm phải có ý kiến nhận xét của người trực tiếp được giao giám sát, giáo dục. Đối với người dưới 16 tuổi thì bản tự kiểm điểm phải có thêm ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

     Trường hợp người được giáo dục không biết chữ thì cha, mẹ, hoặc người giám hộ của người đó viết thay bản cam kết sửa chữa sai phạm, bản báo cáo, bản tự kiểm điểm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

  • Phải có mặt và thực hiện các yêu cầu tại buổi thông báo về việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Phải có mặt và thực hiện việc kiểm điểm tại cuộc họp kiểm điểm khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường và người được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục triệu tập.
  • Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều 10 của Nghị định này và phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người được giáo dục đến lưu trú hoặc tạm trú để báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và người được giao giám sát, giáo dục.
  • Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức được giao giám sát, giáo dục khi thực hiện được ½ thời gian thử thách. Bản kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục hoặc cảnh sát khu vực, công an xã, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú..

     Lưu ý:  Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được áp dụng khi môi trường sống của người chưa thành niên phạm tội có những điều kiện tốt cho việc giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt của họ. Trong trường hợp môi trường xã hội của người chưa thành niên phạm tội không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giáo dục và cải tạo thì phải áp dụng biện pháp tư pháp đưa họ vào trường giáo dưỡng.

     Thứ hai, chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

     Điều 12, nghị định 10/2012/NĐ- CP quy định: Khi người được giáo dục đã chấp hành được một phần hai thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, có nhiều tiến bộ thì được đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trình tự được xem xét chấm dứt như sau:

     Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan hoặc tổ chức xã hội hoặc nhà trường được giao giám sát, giáo dục làm Phó Chủ tịch Hội đồng; đại diện Công an cấp xã làm Ủy viên; người được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục làm Ủy viên thư ký.

     Hội đồng đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội họp nghe đại diện cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường và người được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục báo cáo, đề nghị xét chấm dứt thời hạn cho người được giáo dục, các thành viên Hội đồng phát biểu ý kiến và biểu quyết bằng hình thức giơ tay, sau đó hoàn chỉnh hồ sơ, làm văn bản báo cáo do Chủ tịch Hội đồng ký và chuyển đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

     Bước 2: Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cùng cấp xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục.

     Bước 3: Ngay sau khi quyết định của Tòa án có thẩm quyền về chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục và gửi cho người được giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục, Tòa án đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.

     Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục tổ chức công bố công khai quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội và trao giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục.

     Bước 4: Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định chấm dứt thời hạn và trao giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục phải bàn giao hồ sơ thi hành và theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Việc giao, nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành  Biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội

2. Đưa vào trường giáo dưỡng

  • Theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành, biện pháp này được thực hiện trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy cần phải có kỉ luật chặt chẽ và cần phải cách li họ khỏi môi trường xã hội để giáo dục và cải tạo họ thành công dân có ích cho xã hội.
  • Lưu ý: khi áp dụng biện pháp này toà án cần xem xét tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và môi trường sống của người đó. Thời hạn của biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ 1 tới 2 năm.
  • Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội hoặc có những vi phạm pháp luật khác. Đưa người chưa thành niên phạm tội vào trường giáo dưỡng là biện pháp nghiêm khắc hơn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Biện pháp này được áp dụng khi thấy cần thiết phải cách li người chưa thành niên phạm tội khỏi môi trường mà họ đang sinh sống để giáo dục, cải tạo.
  • Tuy rằng hình phạt đưa vào trường giáo dưỡng bắt buộc người chưa thành niên phạm tội phải chịu sự quản lí chặt chẽ và phải cách li khỏi xã hội nhưng họ được học tập văn hóa và nghề nghiệp. Tại đây, họ rèn luyện và cải tạo lối sống trước đây của mình để trở thành công dân có ý thức pháp luật đầy đủ trong tương lai. Họ không bị giam giữ như trong hình phạt tù.
  • Khi đã chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của nhà trường, tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng.

     Một số bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178