• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thể hiện bố cục và nội dung chính của luận cứ bào chữa là bước đầu trong việc chuẩn bị, xây dựng kế hoạch bào chữa,giúp Luật sư định hướng tốt khi bào chữa.

  • Bố cục và nội dung chính của luận cứ bào chữa nên thể hiện như thế nào?
  • nội dung chính của luận cứ bào chữa
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Khi xây dựng luận cứ, bố cục và nội dung chính của luận cứ nên thể hiện thế nào? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

   

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nội dung chính của luận cứ bào chữa, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nội dung chính của luận cứ bào chữa như sau:

     Việc chuẩn bị luận cứ thể hiện quan điểm bào chữa là sự chuẩn bị về định hướng bào chữa; nội dung luận cứ còn có thể thay đổi tùy thuộc vào diễn biến tại phiên tòa. Tuy nhiên, về hình thức thì bản luận cứ nên trình bày với bố cục gồm ba phần là: Phần mở đầu, phần nội dung và phần đề xuất, kết luận, cụ thể như sau:

     Đối với phần mở đầu:

     Người bào chữa cần tự giới thiệu về bản thân, tổ chức hành nghề, giới thiệu về cơ sở của việc nhận trách nhiệm bào chữa cho bị cáo hoặc bảo vệ cho bị hại, đương sự (qua gia đình hay do người bị buộc tội nhờ, tham gia từ giai đoạn nào), tóm tắt quan điểm truy tố của VKS (cáo trạng truy tố bị cáo về tội gì,theo điều, khoản nào) và tóm tắt hướng bào chữa (việc truy tố có căn cứ hay không có căn cứ? Nếu có căn cứ thì đề nghị Hội đồng xét xử lưu ý những tình tiết giảm nhẹ gì?...).

Ví dụ: “Thưa Hội đồng xét xử

Chúng tôi là LS... và LS..., thuộc Công ty Luật... (Đoàn Luật sư ), là người bào chữa cho bị cáo… trong vụ án... Vụ án được TAND tỉnh thụ lý và đưa ra xét xử sơ thẩm tại phiên tòa hôm nay.

Tại bản Cáo trạng số ...ngày..., VKSND tỉnh đã truy tố bị cáo… về tội... theo khoản... Điều...  BLHS vì bị coi là đã có hành vi... Tuy nhiên, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như tham gia tranh tụng tại phiên tòa;chúng tôi nhận thấy vụ án còn có nhiều tình tiết chưa rõ ràng, còn nhiều chứng cứ cần phải tiếp tục được điều tra làm rõ để có đủ căn cứ xác định trách nhiệm của bị cáo.Chúng tôi xin trình bày như sau...

    Đối với phần nội dung:

    Đây là trọng tâm của luận cứ, thể hiện quan điểm pháp lý của Luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa. Tùy thuộc vào các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, quan điểm truy tố của VKS, luận cứ bào chữa cho người bị buộc tội thường để xuất một trong các phương án sau đây:

    - Đề nghị Tòa án tuyên không phạm tội: Đây là đề xuất được đưa ra trong trường hợp Luật sư thấy rằng các chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện không có sự việc phạm tội,hành vi bị truy tố không cấu thành tội phạm hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 157 BLHS 2015 như “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố”.

    - Đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Việc điều tra bổ sung được thực hiện khi vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 245, khoản 1 Điều 280 BLTTHS 2015 và khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017. Trên thực tế, đề xuất này cũng thường được đưa ra trong trường hợp nhận thấy quát trình điều tra còn có nhiều thiếu sót, dẫn đến việc buộc tội hoặc không buộc tội bị cáo đều chưa có đủ căn cứ và đây vẫn là giải pháp dễ được Tòa án chấp nhận hơn việc đề nghị Tòa án tuyên bố không phạm tội.

    - Đề nghị áp dụng tội danh hoặc khung hình phạt nhẹ hơn; đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ: Đề xuất này thường được đưa ra trong trường hợp nhận thấy việc truy tố là có căn cứ nhưng việc VKS đề nghị áp dụng tội danh hoặc khung hình phạt là không phù hợp, có căn cứ để chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn hoặc vẫn tội danh bị truy tố nhưng chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn.Trong trường hợp tội danh hoặc khung hình phạt phù hợp thì cần tìm và đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ để đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo thấp hơn mức hình phạt đại diện VKS đề nghị trong phần luận tội

     Phần kết luận, đề xuất:

     Phần này đưa ra những đề xuất cụ thể về cách giải quyết vụ án (theo định hướng nêu trong phần nội dung) để Hội đồng xét xử xem xét, trên cơ sở đó đưa ra phán quyết về vụ án một cách khách quan, công bằng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

     - Đối với những vụ án phức tạp, phiên tòa phải hoãn xử nhiều lần khi thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 297 BLTTHS 2015, Luật sư cần tóm tắt lại những vấn đề đã đặt ra và chưa được giải quyết tại các phiên tòa trước, trong trường hợp hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung thì cần nêu cả phần nhận xét, đánh giá về kết quả điều tra bổ sung để hoàn thiện luận cứ.

     - Nội dung bào chữa chuẩn bị trong bản luận cứ có thể thay đổi tùy thuộc vào diễn biến phiên tòa (ví dụ trong suốt quá trình điều tra, bị cáo không nhận tội và Luật sư cũng chuẩn bị luận cứ bào chữa theo hướng đề nghị Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội nhưng khi ra phiên tòa, bị cáo lại nhận tội…). Vì vậy để không bị động, Luật sư cần đặt ra các giả thuyết để dự liệu có phương án bào chữa phù hợp. Ngay trong trường hợp định hướng bào chữa của Luật sư phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án thì cũng vẫn có thể có những lời khai,những tình tiết hoặc chứng cứ mới xuất hiện tại phiên tòa. Trong trường hợp đó, Luật sư cần nắm bắt và bổ sung kịp thời vào nội dung luận cứ để bản luận cứ phản ánh đầy đủ diễn biến của phiên tòa, có căn cứ pháp lý vững chắc, có sức thuyết phục, dễ được Tòa án chấp nhận hơn là chỉ sử dụng những chứng cứ, những lập luận đã chuẩn bị từ trước.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về nội dung chính của luận cứ bào chữa:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nội dung chính của luận cứ bào chữa như bản luận cứ cần có những gì, cách xây dựng bản luận cứ... và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về thể hiện bố cục và nội dung chính của luận cứ về địa chỉ [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178