BLTTHS 2015 quy định khi nào trả lại tang vật vụ án
11:55 21/02/2019
Tang vật là những đồ vật, hàng hóa, giấy tờ, phương tiện có liên quan đến vụ phạm pháp bị phát hiện, có giá trị là một chứng cứ được pháp luật xác nhận
- BLTTHS 2015 quy định khi nào trả lại tang vật vụ án
- Khi nào trả lại tang vật vụ án cho ngươi bị thu giữ
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Khi nào trả lại tang vật vụ án
Câu hỏi về khi nào trả lại tang vật vụ án
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định khi nào trả lại tang vật vụ án cho người bị thu giữ
Câu trả lời về khi nào trả lại tang vật vụ án
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về khi nào trả lại tang vật vụ án, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về khi nào trả lại tang vật vụ án như sau:
1. Cơ sở pháp lý về khi nào trả lại tang vật vụ án
- Tải Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mới nhất hiện nay
- Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự và Điều 106 về xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Nội dung tư vấn về khi nào trả lại tang vật vụ án
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định khi nào trả lại tang vật vụ án cho người bị thu giữ?”. Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hiện hành và các văn bản pháp lý liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Hiểu thế nào là tang vật của vụ án
Tại điều 87 BLTTHS năm 2015 quy định về nguồn chứng cứ bao gồm:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Hiện nay, khái niệm tang vật của vụ án hình sự chưa được pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thể. Tuy nhiên căn cứ vào các quy định có liên quan, ta có thể hiểu: "tang vật là những đồ vật, hàng hóa, giấy tờ, phương tiện có liên quan đến vụ phạm pháp bị phát hiện, có giá trị là một chứng cứ được pháp luật xác nhận, dùng để chứng minh hành vi phạm pháp"
Cũng cần phân biệt khái niệm tang vật và tài vật, theo đó tài vật được hiểu là: "là những vật dụng riêng của người phạm pháp đang mang theo mình khi bị bắt, hoặc thấy ở nhà riêng khi khám xét, nhưng không liên quan gì đến hành vi của kẻ phạm tội"
Nếu như căn cứ vào quy định tại điều 87 của BLTTHS năm 2015, thì ta có thể hiểu pháp luật tố tụng hình sự chỉ coi tang vật là nguồn chứng cứ, còn tài vật thì không, và do đó cũng chỉ có tang vật mới có thể được sử dụng trong việc giải quyết vụ án.
2.2. Khi nào tang vật được trả lại cho người bị thu giữ
Với khái niệm tang vật mà chúng tôi trình bày ở trên, ta có thể hiểu tang vật bao gồm:
- Đồ vật
- Hàng hóa
- Giấy tờ
- Phương tiện có liên quan đến vụ phạm pháp
Mà tại điều 89 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định về vật chứng như sau:
Điều 89. Vật chứng
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Với hai khái niệm là tang vật và vật chứng ta thấy có nhiều điểm giống nhau. Do đó ta cũng có thể áp dụng quy định về xử lý vật chứng để trả lời cho câu hỏi: khi nào tang vật được trả lại cho bị tạm giữ?
Theo đó, tại điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc xử lý vật chứng như sau:
Điều 106. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
.....................
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy theo quy định trên ta thấy, việc trả lại tang vật của vụ án cho người bị thu giũa được thực hiện khi:
Thứ nhất, Tang vật được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
Thứ hai, Trả lại ngay tang vật cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Tải mẫu yêu cầu phân công người bào chữa
- Quy định về chỉ định người bào chữa cho người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự
Để được tư vấn chi tiết về Thực hiện việc đặt tiền để bảo đảm quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên tư vấn: An Dương