• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kỷ luật, hình thức kỷ luật, viên chức, khiển trách, vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật...

  • Xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật theo quy định
  • xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật

Câu hỏi của bạn về xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật:

       Xin chào luật sư!

     Vào khoảng 21h30 ngày 1/6/2020 tôi đang làm việc thì nghe thấy tiếng động, tôi nhìn xuống dưới thấy bà hàng xóm đứng ở đó rồi quay nhanh về phía cổng nhà bà (vì ngõ 2 nhà đối diện nhau, đường có thắp đèn chiếu sáng). Tôi ra nhìn thì thấy có túi đồ bẩn được vứt vào trong vườn nhà tôi. Đồ bẩn được vứt vào vườn nhà tôi rất nhiều lần tôi chỉ ra thu dọn không nói gì. Những lần đó tôi không nhìn thấy ai và không nghi ngờ cho ai. Nhưng lần này tôi nhìn thấy tận mắt bà ấy đứng ở đó, trong khi đêm khuya đoạn đường cuối làng không người qua lại, tôi quay vào có chửi vài câu. Trong lúc đó gia đình họ đã ghi âm được. Tôi và gia đình đã sang xin lỗi vì đã quá lời, gia đình họ cố chấp không chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Tôi muốn hỏi luật sư là trường hợp của tôi có vi phạm pháp luật không, tôi hiện tại đang làm giáo viên thì có ảnh hưởng gì đến công việc không?

     Xin luật sư giải đáp giúp tôi, xin cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật:

     Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật như sau:

1. Căn cứ pháp lý về xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật:

2. Nội dung tư vấn về xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật:

     Người có hành vi chửi bới, xúc phạm người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi. Ngoài ra khi là giáo viên mà vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định, cụ thể như sau:

2.1. Quy định của pháp luật về hành vi chửi bới, xúc phạm người khác

     Trường hợp này đối với hành vi chửi hàng xóm của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

     Căn cứ theo quy định này, bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000đ đến 300.000đ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013.      Nếu hành vi ở mức nghiêm trọng hơn, bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự, tội làm nhục người khác:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

     Ngoài ra, bạn có thể phải bồi thường thiệt hại do hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác nếu có thiệt hại xảy ra theo quy định tại Bộ luật Dân sự.

     Như vậy, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng từ hành vi chửi hàng xóm mà bạn gây ra thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

2.2. Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm pháp luật

     Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật và trình tự thủ tục xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật được quy định tại Nghị định 27/2012, cụ thể:
2.2.1. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm pháp luật

     Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm pháp luật được quy định tại điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP

Điều 9. Các hình thức kỷ luật

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Buộc thôi việc.

2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Buộc thôi việc.

     Theo quy định trên, tuỳ theo mức độ vi phạm, viên chức sẽ bị áp dụng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Ngoài ra còn hình thức cách chức đối với viên chức quản lý. [caption id="attachment_197867" align="aligncenter" width="566"] Xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật[/caption]

2.2.2. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật

     Theo quy định tại điều 14 Nghị định 27/2012, Thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật được xác định như sau:

  • Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
  • Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
  • Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.
  • Đối với viên chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức. Nếu đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.
2.2.3. Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật viên chức

     Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật được quy định tại Nghị định 27/2012, gồm các bước sau:

Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật

     Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật. (trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng)

     Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm vẫn được tiến hành

     Nội dung các cuộc họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải được lập thành biên bản. Biên bản các cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi tới Chủ tịch Hội đồng kỷ luật để tổ chức xem xét xử lý kỷ luật

Bước 2: Thành lập hội đồng kỷ luật

     Hội đồng kỷ luật  tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.

     Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín và sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Chủ tịch Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.

Bước 3: Quyết định kỷ luật

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

     Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

     Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm pháp luật.

Chú ý: Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành. [caption id="attachment_197868" align="aligncenter" width="591"] Xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật[/caption]

Bước 4: Khiếu nại

     Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 27/2012: Viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

     Như vậy, Tuỳ thuộc theo phạm vi, mức độ vi phạm pháp luật từ hành vi chửi bới người khác. Sau khi cơ quan nơi bạn làm việc xác minh và xem xét mức độ, phạm vi của trường hợp này có thể ra quyết định kỷ luật với một trong các hình thức nêu trên.

Bài viết tham khảo:

Để được tư vấn chi tiết về xử lý kỷ luật viên chức vi phạm pháp luật quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]  Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Tiến Hảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178