• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý kỷ luật đới với cán bộ công chức viên chức trong thi hành án hành chính: Xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức trong thi hành...

  • Xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức trong thi hành án hành chính
  • xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC TRONG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH

     Kiến thức của bạn:

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức trong thi hành án hành chính?

     Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

     Căn cứ pháp lý:

     Nội dung tư vấn :

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức trong thi hành án hành chính được quy định tại điều 20 nghị định 71/2016/NĐ-CP:

Điều 20. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức trong thi hành án hành chính

1. Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25 và Điều 26 Nghị định này.

2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức vi phạm trong thi hành án hành chính chưa được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức.

3. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm trong thi hành án hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

4. Kết quả xử lý kỷ luật được gửi cho Tòa án đã xét xsơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thm. [caption id="attachment_25775" align="aligncenter" width="480"]xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức            Xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức[/caption]

1. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức bao gồm:

Thứ nhất, hình thức khiển trách được quy định tại điều 21 nghị định này:

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

  • Chậm thi hành án.
  • Chấp hành nhưng không đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án.
  • Từ chối làm việc hoặc không cung cấp, cung cấp nhưng không đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan về quá trình, kết quả thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và Nghị định này.
  • Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với người được thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thứ hai, hình thức cảnh cáo được quy định tại điều 22 nghị định này:

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

  • Có hành vi quy định tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều 21 Nghị định này và gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
  • Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
  • Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
  • Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định tại Điều 23 Nghị định này.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Thứ ba, hình thức hạ bậc lương được quy định tại điều 23 nghị định này:

Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

  • Có hành vi quy định tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều 21 Nghị định này và gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ tư, hình thức giáng chức được quy định tại điều 24 nghị định này:

Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

  • Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính, để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ năm, hình thức cách chức được quy định tại điều 25 nghị định này:

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

  • Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.
  • Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Thứ sáu, hình thức buộc thôi việc được quy định tại điều 26 nghị định này:

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:

  • Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Bị phạt tù mà không được hưởng án treo về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.

2. Nguyên tắc, thẩm quyền trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức:

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính:

"Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."

Hiện tại trong thi hành án hành chính chưa quy định thẩm quyền trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức tại Nghị định, vấn đề này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức.

Cụ thể với nguyên tắc trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức căn cứ theo nghị định 27/2012/NĐ-CP và nguyên tắc trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức được căn cứ theo nghị định 35/2005/NĐ-CP và nghị định 34/2011/NĐ-CP Hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức

     Bài viết tham khảo:

         Để được tư vấn chi tiết về Xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức trong thi hành án hành chính, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
         Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.
 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178