Xử lý hình sự hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid-19
17:14 07/04/2020
Công văn số 45/TANDTC-PC..xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid - 19 dù đã có qđ tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh và mức hình phạt tương ứng...
- Xử lý hình sự hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid-19
- xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ LÝ HÀNH VI CỐ Ý KINH DOANH TRONG DỊCH COVID
Câu hỏi của bạn về xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid:
Luật sư cho tôi hỏi: Chủ cơ sở kinh doanh vẫn kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh trong dịch covid-19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và chế tài như thế nào? Cảm ơn Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư về xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid như sau:
1. Căn cứ pháp lý về xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid:
- Công văn 45/TANDTC-PC về xét xử tội phạm liên quan covid-19
- Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
2. Nội dung tư vấn về xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid:
Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện nay, ngày 31/3/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, có hành vi của các chủ thể là chủ cơ sở kinh doanh, quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ như sau:
2.1 Cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người
Tại mục 1.3, Công văn số 45/TANDTC-PC quy định:
1.3. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295.
Theo đó, cấu thành của tội tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người được quy định tại Điều 295 BLHS trong mùa dịch covid-19 được xác định như sau:
Khách thể
- Tội phạm này xâm phạm vào nhưng quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh covid-19 hiện nay. Những quy định này được quy định tại các văn bản pháp luật, mà cụ thể ở đây là quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh củ cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
Mặt khách quan
- Hành vi: Thực hiện cố ý tiếp tục hoạt động kinh doanh, mặc dù đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Hậu quả: Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh.
Chủ thể
- Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...)
Mặt chủ quan
- Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Chủ thể thực hiện biết và nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh, dịch vụ của mình là trái với quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, có khả năng gây nên thiệt hại tài sản cho nhà nước trong công tác phòng, chống dịch và nguy cơ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và cộng đồng trong tình hình dịch bệnh covid-19 lây lan nhanh hiện nay.
Như vậy, chỉ đối với những vi phạm là cố ý duy trì hoạt động kinh doanh dịch vụ có đặc điểm sau thì mới bị truy cứu TNHS với tội danh vi phạm quy định an toàn nơi đông người: Thứ nhất, vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh trong khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của cơ quan, người có thẩm quyền nhằm mục đích phòng chống dịch bệnh Covid-19; Thứ hai, hành vi này gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh. [caption id="attachment_193108" align="aligncenter" width="452"] XỬ LÝ HÀNH VI CỐ Ý KINH DOANH TRONG DỊCH COVID[/caption]
2.2 Chế tài áp dụng
Hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp đối với các tội danh được quy định tại Công văn số 45/TANDTC-PC nói chung được quy định như sau:
2. Hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp
2.1. Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như làm lây lan dịch bệnh cho từ 02 người trở lên, làm chết người...).
2.2. Áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo theo đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp phạm tội chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh).
2.3. Ngoài việc áp dụng hình phạt chính, Tòa án xem xét áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Theo đó, đối với hành vi phạm tội trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp tư pháp. Cụ thể, với tội danh này, Bộ luật hình sự quy định như sau:
Điều 295. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt chính
- Khung hình phạt cơ bản: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm (Khoản 1, Điều 295, BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Khung hình phạt tăng nặng: Phạt tù từ 03 - 07 năm (Khoản 2, Điều 295); Phạt tù từ 06 - 12 năm (Khoản 3, Điều 295).
- Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 295 này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Đối với trường hợp phạm tội chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh), áo dụng hình phạt chính là: Hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trên còn có thể bị áp dụng các biện pháp bổ sung sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
- Cấm đảm nhiệm chức vụ (đối với chủ thể là chủ/quản lý cơ sở kinh doanh đồng thời giữ chức vụ)
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Biện pháp tư pháp: Tùy thuộc vào tình tiết của từng vụ án mà Tòa án có thể áp dụng các biện pháp tư pháp sau:
- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
- Bắt buộc chữa bệnh.
KẾT LUẬN: Như vậy, đối với hành vi vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, thẩm mỹ...) là nhưng nơi đông người tham gia, mặc dù đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh covid-19 mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì chủ cơ sở/người quản lý cơ sở kinh doanh đó sẽ bị truy cứu về tội danh vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người (Điều 295, BLHS sđ,bs năm 2017) và phải chịu chế tài theo quy định (mục 2.2).
Bài viết tham khảo:
- Như thế nào là tội mua dâm người dưới 18 tuổi theo Bộ luật hình sự 2015?
- Đại gia mua dâm sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Để được tư vấn chi tiết về xử lý hành vi cố ý kinh doanh trong dịch covid quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn
Chuyên viên: Ngô Hương Li