• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công văn 45/TANDTC-PC...xử lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh covid - 19 đối với người thi hành công vụ sẽ bị truy cứu TNHS với mức hình phạt...

  • Xử lý hình sự hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh
  • xử lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ HÀNH VI CẢN TRỞ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Câu hỏi của bạn về xử lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh:

     Mong Luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề sau: Đối với những hành vi dùng vũ lực để cản trở người thực hiện nhiệm vụ trong phòng dịch covid-19 hiện nay thì có bị truy cứu hình sự không ạ? Cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư về xử lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh như sau:

1. Căn cứ pháp lý về xủ lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh:

2. Nội dung tư vấn về xử lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh:

     Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện nay, ngày 31/3/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như sau:

2.1 Cấu thành tội chống người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19

     Tại mục 1.9, Công văn số 45/TANDTC-PC quy định:

1.9. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330.

     Theo đó, cấu thành của tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 BLHS trong mùa dịch covid-19 được xác định như sau:

Khách thể:

     Tội chống người thi hành công vụ xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của người thi hành công vụ, qua đó xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong việc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, mà ở đây chính là kế hoạch phòng chống dịch bệnh covid-19 trên toàn toàn quốc.

Mặt khách quan

     Hành vi chống người thi hành công vụ được biểu hiện như sau:

  • Dùng vũ lực để cản trở, chống lại người thi hành công vụ là hành vi dùng sức mạnh thể chất, có (không có) kết hợp với công cụ/phương tiện tấn công người thi hành công vụ, như: đâm, đá, đánh...để chống đối, không tuân lệnh hoặc gây khó khăn, trở ngại cho người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ.
  • Đe dọa dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ là hành vi bằng cử chỉ, lời nói kết hợp với thái độ để thể hiện ý đồ sẽ dùng vũ lực làm người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của họ. Các hành vi này có thể như là: dọa sẽ đánh, sẽ đâm...nếu người thi hành công vụ không làm theo yêu cầu. Đặc biệt, lời đe dọa này là thực tế và có cơ sở để người thi hành công vụ tin rằng lời đe dọa đó sẽ thành sự thật.
  • Hành vi dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại người thi hành công vụ là hành vi bằng nhiều thủ đoạn khác thủ đoạn trên để tạo sức ép, áp lực...nhằm buộc người thi hành công vụ không thể thực hiện được công vụ của họ: công khai bí mật đời tư của người thi hành công vụ tạo sức ép...
  • Ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Là khống chế, cưỡng ép người thi hành công vụ phải làm những việc trái với chức năng, quyền hạn của họ.

     Tội phạm này được hoàn thành kể từ khi các hành vi trên được thực hiện, mà không kể hành vi đó có đạt được kết quả như mong muốn của người phạm tội hay không.

Chủ thể

  • Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật hình sự quy định.

Mặt chủ quan

  • Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ người mà mình chống đối bằng các hành vi trên là người đang thi hành công vụ, nhưng vẫn thực hiện.

     Như vậy, đối với những hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực của bất kỳ ai (có năng lực trách nhiệm hình sự) với mục đích là để cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh là chống người thi hành công vụ. [caption id="attachment_193185" align="aligncenter" width="512"]XỬ LÝ HÀNH VI CẢN TRỞ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH XỬ LÝ HÀNH VI CẢN TRỞ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH[/caption]

2.2 Chế tài áp dụng

     Hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp đối với các tội danh được quy định tại Công văn số 45/TANDTC-PC nói chung được quy định như sau:

2. Hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp

2.1. Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như làm lây lan dịch bệnh cho từ 02 người trở lên, làm chết người...).

2.2. Áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo theo đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp phạm tội chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh).

2.3. Ngoài việc áp dụng hình phạt chính, Tòa án xem xét áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự.

     Theo đó, đối với hành vi phạm tội trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp tư pháp. Cụ thể, với tội danh này, Bộ luật hình sự quy định như sau:

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt chính

  • Khung hình phạt cơ bản: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm (Khoản 1, Điều 330).
  • Khung hình phạt tăng nặng: Phạt tù từ 02 năm - 07 năm khi có những tình tiết tăng nặng sau:
    • Có tổ chức
    • Phạm tội 02 lần trở lên
    • Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội
    • Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 trở lên
    • Tái phạm nguy hiểm

Hình phạt bổ sung: Đối với tội danh này, theo quy định tại Điều 330, BLHS thì không có hình phạt bổ sung đi kèm hình phạt chính.

Biện pháp tư pháp: Tùy thuộc vào tình tiết của từng vụ án mà Tòa án có thể áp dụng các biện pháp tư pháp sau:

  • Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
  • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
  • Bắt buộc chữa bệnh.

KẾT LUẬN: Như vậy, nếu bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự mà có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì sẽ đủ điều kiện để cấu thành tội cản trở người thi hành công vụ và sẽ phải chịu chế tài tương ứng (mục 2.2).

Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về xử lý hành vi cản trở phòng chống dịch bệnh quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn

Chuyên viên: Ngô Hương Li

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178