• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, để xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả theo quy định bên ngân hàng có thể kiện ra Tòa án dân sự hoặc Tòa án hình sự. Trong...

  • Xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả theo quy định
  • Xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả

Câu hỏi của bạn về xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả: 

     Thưa Luật sư, cho tôi hỏi: Trước khi đi lính tôi có vậy 20 triệu đồng từ một ngân hàng, có trả được 3 tháng rồi đi nhập ngũ, trong khoảng thời gian 2 năm đi lính tôi không có khả năng trả. Giờ về ngân hàng đòi kiện tôi ra toà. Bây giờ tôi phải làm thế nào, xin luật sư tư vấn giúp ạ.

Câu trả lời của Luật sư về xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả:

     Chào bạn, Luật toàn quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về về xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm về về xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả như sau:

1. Cơ sở pháp lý về xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả

2. Nội dung tư vấn về xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả

     Theo quy định của pháp luật khi bạn làm hợp đồng vay thì bạn có nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi (nếu có thỏa thuận) cho ngân hàng. Trường hợp quá thời hạn vay mà bạn không chịu trả, thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan công an hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bạn trả lại số tiền vay. [caption id="attachment_189381" align="aligncenter" width="372"] Xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả[/caption]

2.1. Xử lý theo quy định của pháp luật dân sự

     Căn cứ theo Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

"Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

     Theo đó, hợp đồng giữa bạn và ngân hàng được coi là hợp đồng vay tài sản trong quan hệ dân sự. Trong thời gian vay bạn đã trả được 3 tháng nhưng sau đó bạn đi nghĩa vụ và không đủ khả năng thanh toán. Do đó, có thể xem việc bạn không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn nhưng có ý định trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

     Tuy nhiên, bạn vẫn phải trả nợ cho ngân hàng theo đúng hợp đồng đã kí kết giữa các bên. Bạn có thể thỏa thuận với ngân hàng gia hạn hợp đồng để bạn có thêm thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc thỏa thuận về việc trả góp khoản nợ.

     Trong trường hợp bạn đã cố gắng trả nợ nhưng vẫn không có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này, ngân hàng chỉ có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án khi hai bên xảy ra tranh chấp về hợp đồng dân sự.

2.2. Xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự

     Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

     Theo đó, khi số nợ của bạn còn từ 4.000.000 đồng trở lên và bên ngân hàng có đủ bằng chứng về các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự như: có các hành vi dùng thủ đoạn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, không dùng các biện pháp khắc phục hậu quả, hay thỏa thuận việc gia hạn hợp đồng, hoặc trả dần khoản nợ của mình => mà đó là nguyên nhân trực tiếp xâm phạm đến lợi ích của ngân hàng. Đồng thời người vi phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định thì bên ngân hàng có căn cứ để yêu cầu xử lý hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

     Như vậy, để xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả theo quy định bên ngân hàng có thể kiện ra Tòa án dân sự hoặc Tòa án hình sự. Trong trường hợp bạn đã cố gắng trả nợ nhưng vẫn không có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này, ngân hàng chỉ có thể gửi đơn khiếu nại lên Tòa án. Về nguyên tắc, bạn đã vay thì phải có nghĩa vụ trả, căn cứ vào khả năng tài chính hiện tại, đối chiếu với khoản nợ của bạn, bạn nên tiến hành thỏa thuận với công ty tài chính để tiếp tục thực hiện thanh toán số tiền nợ. Nếu không thể thỏa thuận được, thì bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ quyền lợi tối ưu cho mình trước tòa án dân sự hoặc hình sự nếu bên công ty tài chính khởi kiện hoặc tố cáo.

  Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Xử lý hành vi vay tiền ngân hàng không trả, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Huyền Trang  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178