• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, nếu bạn muốn xuất cảnh khi đang nợ xấu thì bạn phải có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đó. Nhưng nếu trường hợp...

  • Xuất cảnh khi đang nợ xấu theo quy định
  • Xuất cảnh khi đang nợ xấu
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xuất cảnh khi đang nợ xấu

Câu hỏi của bạn về xuất cảnh khi đang nợ xấu: 

     Thưa Luật sư, cho em hỏi là hiện nay em có vay Công ty tài chính T 5 triệu đồng và trả trong 9 tháng. Nhưng em mới trả được 5 tháng và những tháng gần đây e đang bị nợ xấu và chưa trả dứt điểm số tiền còn lại. Cho em hỏi liệu em có được xuất cảnh đi Indonesia không ạ? Em cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về xuất cảnh khi đang nợ xấu

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xuất cảnh khi đang nợ xấu, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xuất cảnh khi đang nợ xấu như sau:

1. Cơ sở pháp lý về xuất cảnh khi đang nợ xấu

2. Nội dung tư vấn về xuất cảnh khi đang nợ xấu

     Nợ xấu chính được hiểu thông thường là những khoản nợ quá hạn của các chủ thể khi không trả lãi hoặc trả gốc trong một thời gian nhất định. Tùy từng trường hợp mà người đang vay nợ sẽ không được xuất cảnh, cụ thể:
[caption id="attachment_188179" align="aligncenter" width="246"] Xuất cảnh khi đang nợ xấu[/caption]

2.1. Trường hợp công dân chưa được xuất cảnh 

     Theo quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA Nghị định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì những trường hợp công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh bao gồm:

“1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

(...)

     Theo đó, những người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó thì sẽ chưa được xuất cảnh.

2.2. Xuất cảnh khi đang nợ xấu

     Vì nợ xấu là những khoản nợ quá hạn của các chủ thể khi không trả lãi hoặc trả gốc trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, ngân hàng, công ty tài chính cũng căn cứ vào các khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay và phân định vào các nhóm thích hợp.

     Trong trường hợp trên, bạn đang bị nợ xấu công ty tài chính số tiền là 5 triệu và hiện tại đang có nhu cầu xuất cảnh sang Indonesia. Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA quy định trường hợp những nghĩa vụ khác về tài chính thì nợ xấu là một trong những nghĩa vụ này. Khi bạn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì sẽ thuộc trường hợp không được phép xuất cảnh trừ khi bạn có biện pháp thay thế như quy định và phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thẩm phán, Viện trưởng viện kiểm sát...) về việc không cho xuất cảnh.

    Như vậy, nếu bạn muốn xuất cảnh khi đang nợ xấu thì bạn phải có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đó. Nhưng nếu trường hợp bạn không có tài sản bảo đảm thì bạn sẽ thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh.

     Do vậy, để tránh những rắc rối hoặc tranh chấp có thể phát sinh trước khi xuất cảnh, bạn nên có văn bản thông báo cho công ty tài chính mà mình đang có nghĩa vụ trả nợ biết về việc xuất cảnh cũng như ủy quyền cho thân nhân quản lý tài sản và trả lãi hàng tháng, trả gốc khi đến hạn cũng như việc thực hiện các biện pháp bảo đảm về việc thanh toán nợ theo yêu cầu từ phía công ty tài chính.

     Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về xuất cảnh khi đang nợ xấu quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

    Chuyên viên: Huyền Trang

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178