• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kết hôn trái pháp luật theo quy định là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn

  • Xử lý hành vi kết hôn trái pháp luật thế nào
  • Kết hôn trái pháp luật
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kết hôn trái pháp luật

Câu hỏi của bạn về kết hôn trái pháp luật:

    Kính gửi Luật sư: Tôi muốn được Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi là theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, các trường hợp nào được coi là kết hôn trái pháp luật và ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật này?

    Mong Luật sư tư vấn giúp, xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về kết hôn trái pháp luật:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về kết hôn trái pháp luật, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về kết hôn trái pháp luật như sau:

1. Căn cứ pháp lý về kết hôn trái pháp luật:

2. Nội dung tư vấn về kết hôn trái pháp luật

    Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ tuy đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện kết hôn theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình và quan hệ hôn nhân này không được pháp luật công nhận và không có giá trị pháp lý.

2.1 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

    Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì kết hôn trái pháp luật được xác định là:

"là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này."

     Như vậy, trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên nam, nữ không đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn mà vẫn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục đăng ký thì việc kết hôn đó được coi là trái pháp luật. Pháp luật về hôn nhân và gia đình ghi nhận những điều kiện kết hôn hợp pháp như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

     Từ những điều kiện trên, có thể đưa ra được các trường hợp kết hôn trái pháp luật như sau:

  • Thứ nhất là, một bên hoặc hai bên chưa đủ tuổi đăng ký hôn với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Thứ hai là, việc đăng ký kết hôn không có sự tự nguyện quyết định của cả hai bên.
  • Thứ ba là, một bên hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Thứ tư là, kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.
  • Thứ năm là, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ.
  • Thứ sáu là, kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Thứ bảy là, kết hôn giữa những người có cùng giới tính với nhau.
=> Chỉ cần xuất hiện một trong số các trường hợp trên thì việc kết hôn đã được xem là trái quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý. [caption id="attachment_200230" align="aligncenter" width="316"]Kết hôn trái pháp luật Kết hôn trái pháp luật[/caption]

2.2 Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

     Việc tiến hành đăng ký kết hôn khi không đủ điều kiện là trái với quy định của pháp luật, không được công nhận về mặt pháp lý và sẽ bị hủy. Theo Điều 10 Luật hôn nhân gia đình 2014, người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

"1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật"

    Như vậy, đối với trường hợp kết hôn không xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên nam, nữ thì chính người bị cưỡng ép, bị lừa dối có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có thể đề nghị các cá nhân (bao gồm: vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật) hoặc cơ quan có thẩm quyền (bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ) yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật cho mình. Đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật còn lại, thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức trên cũng có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2.3 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

     Tại điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:

"1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này."

     Căn cứ theo quy định của pháp luật trên, có thể thấy Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định việc hủy bỏ giá trị pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật. Trình tự và thủ tục của việc hủy kết hôn trái pháp luật được tiến hành theo quy định của luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự. Tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật nếu cả hai bên đã đáp ứng được đầy đủ tất cả các điều kiện về kết hôn và đồng thời có yêu cầu của cả hai bên về việc đề nghị Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án sẽ công nhân quan hệ hôn nhân đó và quan hệ hôn nhân có giá trị pháp lý tại thời điểm các bên đủ điều kiện.

     Đồng nghĩa với việc, các quan hệ dân sự có liên quan đến quan hệ hôn nhân này (đặc biệt là quan hệ tài sản) cũng sẽ có giá trị pháp lý tại thời điểm này. Ngược lại, nếu hai bên không đáp ứng được các điều kiện về quan hệ hôn nhân hoặc đã đáp ứng điều kiện về kết hôn nhưng một bên hoặc cả hai bên nam, nữ lại không có yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật. 

    Quyết định của Tòa án sẽ được gửi tới cơ quan chuyên trách về hôn nhân và gia đình để tiến hành thủ tục kết hôn và ghi vào sổ hộ tịch, gửi tới cho hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan để thi hành quyết định. [caption id="attachment_200309" align="aligncenter" width="396"] Kết hôn trái pháp luật[/caption]

    Kết luận: Khi hai bên nam, nữ đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của luật hôn nhân gia đình, mong muốn cùng nhau xác lập quan hệ hôn nhân thì phải đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Nếu có sự vi phạm một trong những điều kiện kết hôn nêu trên mà vẫn được cơ quan Nhà nước tại địa phương tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn thì đó được coi là kết hôn trái pháp luật. Tùy từng trường hợp kết hôn trái pháp luật mà hai bên kết hôn trái pháp luật, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tòa án là cơ quan duy nhất được trao quyền hủy bỏ kết hôn trái pháp luật, quyết định của Tòa án có giá trị pháp lý cao nhất mà các cá nhân và tổ chức liên quan buộc phải chấp hành.

    Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về việc kết hôn trái pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Xuân Bách

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178