Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
13:38 10/01/2019
người bắt được số gia cầm này được coi là ngay tình nếu không biết hoăc không thể biết được số gia cầm đó là của ai và phải thông báo về việc bắt được...
- Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
- Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
Câu hỏi về Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
Thưa Luật sư!Vào ngày 5/1/2019 có một đàn gà từ đâu chạy vào vườn nhà tô, ăn hết rau, quả trong vườn rồi phóng uế ra sân và đi xung quanh nhà tôi 3 ngày. Hiện nay, tôi đã bắt, nhốt vào lồng, vậy Luật sư cho tôi hỏi là tôi có được bán hay là cho số gà đấy không? Mong Luật sư giải đáp! Xin chân thành Cảm ơn Luật sư!
Câu trả lời về Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc như sau:1. Căn cứ pháp lý của Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
2. Nội cung của Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
Thưa quý khách hàng, dựa trên những gì bạn cung cấp chúng tôi cho rằng đây là trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Dân sự 2015:Theo quy định trên, để có thể xác định quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc sẽ có nhiều hơn 01 trường hợp có thể phát sinh. Do bạn không nói chi tiết hơn nên dựa theo quy định của pháp luật dân sự, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Một là, gia cầm của người khác bị thất lạc trong trường hợp này không thể xác định là ai là chủ sở hữu, khi đó người bắt được số gia cầm này được coi là ngay tình nếu không biết hoặc không thể biết được số gia cầm đó là của ai.
Nếu như người bắt biết được số gia cầm thất lạc đó là của ai mà cố tình bắt về nhà mình thì đây được coi là trường hợp chiếm hữu tài sản trái pháp luật và không ngay tình. Người chiếm hữu phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu mà không nhận được bất kì khoản tiền nào, ngoài ra còn phải bồi thường nếu gây tổn thất cho tài sản của chủ sở hữu. [caption id="attachment_144576" align="aligncenter" width="505"] Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc[/caption]
Hai là, việc bắt, giữ gia cầm thất lạc có ngay tình hay không vẫn chưa phải là căn cứ đề trở thành chủ sở hữu đối với số gia cầm thất lạc đó.
Số gia cầm thất lạc đó sẽ thuộc về người bắt được gia cầm nếu người này sau khi bắt được số gia cầm thất lạc đó thực hiện hành vi thông báo công khai về việc bắt được gia cầm thất lạc, ví dụ: Đăng trên các trang thông tin đại chúng, thông báo qua loa đài tại địa phương nơi tài sản bị thất lạc, báo cho chính quyền địa phương để thông báo cho các hộ gia đình xung quanh,... Sau một tháng kể từ khi thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
Nếu trong thời hạn một tháng kể từ khi thông báo công khai việc gia cầm thất lạc mà có người đến nhận lại và đáp ứng được các điều kiện để chứng minh người đó là chủ sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc thì người bắt được gia cầm phải trả lại số gia cầm đã bắt được. Tuy nhiên, người bắt được gia cầm thất lạc được thành toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác mà mình đã bỏ ra như: Thức ăn, các thiệt hại do gia cầm gây ra nếu có,... Đồng thời, nếu trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm còn được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra (như trứng gà, vịt,...). Nếu có thiệt hại gia cầm bị chết trong thời gian người bắt được nuôi giữ thì người bắt được gia cầm thất lạc đó chỉ phải bồi thường nếu cố lỗi có ý trong việc làm chết gia cầm.
Như vậy, với trường hợp của quý khách hàng thì bạn không được bán hay tặng cho số gà đó khi chưa phải chủ sở hữu của chúng. Bạn chỉ trở thành chủ sở hữu số gà đó khi chứng minh được việc mình không biết hoặc không thể biết được chủ sở hữu của số gà đó là ai và sau khi thực hiện việc thông báo công khai việc có đàn gà đi lạc vào vườn nhà mình mà sau một tháng không có ai đến nhận, khi đó, bạn mới có thể trở thành chủ sở hữu số gà đó và được khai thác, bán hoặc tặng cho chúng. Bài viết tham khảo:
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong xây dựng
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Để được tư vấn về Quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./
Chuyên viên: Nam