Xác định đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích
18:32 24/05/2018
Đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích, Xác định đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật
- Xác định đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích
- Đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích
Câu hỏi của bạn:
Ngày 05/5/2018, tôi có được 1 người bạn gọi điện nhờ xuống bắt quả tang vợ người bạn này ngoại tình tại nhà nghỉ. Tôi có đến nhà nghỉ và được nhờ là sẽ bắt quả tang, nếu người ngoại tình kia mà chạy ra ngoài thì sẽ giữ lại giúp và tôi đã đồng ý. Tuy nhiên khi người đàn ông kia vừa tới nhà nghỉ thì bạn tôi đã xông vào phòng nói chuyện vài câu rồi lao vào đánh người đó. Khi sự việc đánh nhau xảy ra tôi đứng ở ngoài hành lang ngoài cửa nhà nghỉ đó nhìn thấy bạn tôi đánh người ở trong phòng, 1 lúc sau thấy bạn mình đánh người kia đau quá tôi mới vào can ngăn. Sau khi sự việc xảy ra người đàn ông kia bị thương và cơ quan điều tra tiến hành làm việc và khởi tố về tội "Cố ý gây thương tích" đối với bạn tôi. Tôi xin hỏi liệu trong trường hợp này tôi có bị coi là đồng phạm với bạn tôi về tội Cố ý gây thương tích không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích
1. Đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về đồng phạm như sau:
Điều 17. Đồng phạm
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."
Như vậy, theo quy định trên, đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu sau:
- Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi phải có hai dấu hiệu sau:
- Có hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm về năng lực chịu trách hiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Những người này phải cố ý cùng thực hiện tội phạm. Đó có thể là hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức); hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục); hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức) hay hành vi thực hiện tội phạm. Trong đó, hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành vi của những người khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả.
- Về mặt chủ quan của đồng phạm:
+ Về mặt lỗi: những người phạm tội cùng thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, cụ thể như sau:
- Về mặt lý trí: Mỗi người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đồng thời nhận thức người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Nếu chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội với mình thì chưa thoả mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và không được coi là đồng phạm. Ngoài ra, về lý trí, mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
- Về mặt ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng cùng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
+ Về mục đích phạm tội: Đây là dấu hiệu bắt buộc, đồng phải đòi hỏi những người đồng phạm cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó. Được coi là cùng mục đích khi những người tham gia đều có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó. [caption id="attachment_92090" align="aligncenter" width="446"] Đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích[/caption]
2. Tư vấn cụ thể về vấn đề đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, để được coi là đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích thì phải có hai người cố ý cùng thực hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác trái pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, chúng tôi nhận thấy rằng từ ban đầu bạn không có ý định cùng bạn của bạn đến khách sạn để đánh người tình của vợ của người bạn đó mà chỉ đến giúp người đó bắt quả tang về hành vi này. Đồng thời, bạn cũng không hề có sự bàn bạc và không hề biết về việc bạn của bạn có ý định đến khách sạn để "đánh ghen".
Do đó căn cứ vào hai dấu hiệu để xác định đồng phạm ở trên, trường hợp này bạn không bị coi là đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích mà người bạn của bạn bị khởi tố.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Thế nào được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức?
- Đánh người thương tích 55% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Để được tư vấn chi tiết về Đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn