Việc chia sẻ các nội dung mê tín, dị đoan lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
11:32 19/12/2023
Việc chia sẻ các nội dung mê tín, dị đoan lên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Việc chia sẻ các nội dung mê tín, dị đoan lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
- Chia sẻ các nội dung mê tín dị đoan
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư. Có lẽ vụ việc Youtuber Thơ Nguyễn sử dụng Kumathong để "xin vía" cho các con khỏe mạnh, học giỏi vẫn đang hot trên mạng xã hội. Việc làm này làm ảnh hưởng nhiều đến tư duy, suy nghĩ của các con nhỏ và các bậc phụ huynh. Luật sư cho tôi hỏi vậy việc dùng Kumathong để lôi kéo người xem, tăng lượt theo dõi và làm lệch lạc suy nghĩ của người xem thì bị xử lý như thế nào ạ? Xin cảm ơn Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư:
Cảm ơn bạn đã quan tâm tin tưởng và gửi câu hỏi về việc chia sẻ các nội dung mê tín, dị đoan lên mạng xã hội đến cho Luật Toàn quốc. Tôi xin đưa ra quan điểm của mình về vấn đề chia sẻ các nội dung mê tín, dị đoan lên mạng xã hội này như sau:
Căn cứ pháp lý
1. Các nội dung mê tín, dị đoan là gì
- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi...
- Mê tín là một cụm từ chỉ những niềm tin trong một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên: một trong những sự kiện hay hành động sẽ dẫn đến các sự kiện hay hành động khác mà không có bất kỳ quá trình vật lý nào liên kết hai sự kiện như điềm báo, phù phép. Mê tín mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hay phản khoa học.
Việc chia sẻ các nội dung mê tín dị đoan lên mạng xã hội của Youtuber Thơ Nguyễn chính là việc cô "xin vía" học giỏi cho đối tượng người xem trên kênh của mình, chủ yếu là các em nhỏ đang trong độ tuổi học sinh. Hành vi sử dụng Kumathong (là một loại bùa rất kỳ bí có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan. Nhiều người tin rằng búp bê Kumanthong chứa đựng mối liên kết giữa cuộc sống và nghiệp chướng con người) để làm cho các em nhỏ tin rằng không cần chăm chỉ học bài, không cần làm bài tập về nhà,... cũng có thể được điểm cao trong các kỳ thi. Đây là việc hoàn toàn không đúng với khoa học, tự nhiên, là những điều mơ hồ, nhảm nhí mà cần được loại bỏ.
2. Chia sẻ các nội dung mê tín, dị đoan lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Việc chia sẻ các nội dung mê tín, dị đoan lên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:
2.1. Xử phạt hành chính:
Căn cứ điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vậy việc cung cấp thông tin sai lệch, cổ súy các hủ tục mê tín, dị đoan có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời Youtuber Thơ Nguyễn buộc phải gỡ các clip của mình trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, Tik Tok,...
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 320 Bộ Luật Hình sự 2015:
Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Luật sư cho tôi hỏi, tôi bị một người lạ giả mạo Facebook, người này thường xuyên coppy ảnh của tôi để đăng lại lên trang cá nhân của họ. Đồng thời họ còn dùng danh nghĩa của tôi để bán các loại mỹ phẩm, kem trộn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém đến cho những người khác. Vậy hành vi này bị xử lý như thế nào ạ? Xin cảm ơn Luật sư.3. Tình huống tham khảo: giả mạo người khác để bán hàng trên Facebook
1. Việc sử dụng thông tin, hình ảnh của người khác:
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Việc sử dụng giảo mạo thông tin, hình ảnh của bạn trên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính tối đa 20.000.000 đồng
2. Việc bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên mạng xã hội:
Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
...
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị xử phạt hành chính tùy theo giá trị hàng hóa mà người đó đang kinh doanh, buôn bán. Rất khó để biết được người đó không phải là bạn (vì hình ảnh, hoạt động của tài khoản đó đều là của bạn). Vậy nên bạn nên báo với cơ quan chức năng rằng có người đang mạo danh bạn, báo cáo tài khoản mạo danh bạn để tránh những phiền phức khi làm việc với các cơ quan có thẩm quyền khi họ tiến hành kiểm tra tài khoản giả mạo đó.
Liên hệ Luật sư tư vấn về: chia sẻ các nội dung mê tín dị đoan
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về chia sẽ các nội dung mê tín dị đoan mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về chia sẽ các nội dung mê tín dị đoan. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Bài viết tham khảo:
- Dịch vụ về thành lập công ty tại Hà Nội nhanh nhất chỉ từ 1 ngày
-
Cảnh giác với hình thức giả danh Luật sư, Công ty luật để lừa đảo
Chuyên viên: Hoài Thương