• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ủy thác tư pháp vụ việc dân sự... Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự...Thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt Nam... Chi phí ủy thác tư pháp vụ việc dân sự...

  • Ủy thác tư pháp vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật
  • Ủy thác tư pháp vụ việc dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ỦY THÁC TƯ PHÁP VỤ VIỆC DÂN SỰ

Kiến thức của bạn:

Ủy thác tư pháp vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về vấn đề ủy thác tư pháp vụ việc dân sự:

     Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007 thì “Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

     Ủy thác tư pháp chính là một hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

1. Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự 

Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự;
  • Triệu tập người làm chứng, người giám định;
  • Thu thập, cung cấp chứng cứ;
  • Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.

     Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài.

2. Thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt Nam

     Theo quy định tại Điều 13 Luật Tương trợ tư pháp 2007 thì “Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp”. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể hiểu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự của Việt Nam là Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_101404" align="aligncenter" width="504"]Ủy thác tư pháp vụ việc dân sự Ủy thác tư pháp vụ việc dân sự[/caption]

3. Chi phí ủy thác tư pháp vụ việc dân sự

     Thông tư 203/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự có yếu tố nước ngoài thay thế Thông tư 18/2014/TT-BTC.

     Theo đó, mức thu phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự có yếu tố nước ngoài là 150.000 đồng/hồ sơ. Phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự có yếu tố nước ngoài không bao gồm các chi phí khác như: Chi phí giám định, phí công chứng, bưu điện. Các chi phí này sẽ do người yêu cầu ủy thác tư pháp thanh toán theo thực tế phát sinh và theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia nhận ủy thác tư pháp về dân sự.

     Cơ quan Thi hành án dân sự phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề ủy thác tư pháp vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178