Ủy quyền đặt cọc mua bán đất cho người khác
11:07 28/06/2019
Ủy quyền đặt cọc mua bán đất cho người khác có bắt buộc phải công chứng không theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014...
- Ủy quyền đặt cọc mua bán đất cho người khác
- Ủy quyền đặt cọc mua bán đất
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ỦY QUYỀN ĐẶT CỌC MUA BÁN ĐẤT
Câu hỏi của bạn về ủy quyền đặt cọc mua bán đất
Luật sư cho tôi hỏi, tôi đang mua 1 mảnh đất nhưng vì 1 số lý do nên tôi không tiện ra mặt. Giờ tôi ủy quyền cho bạn tôi ký hợp đồng đặt cọc được không. Giấy ủy quyền tôi chỉ viết tay có người làm chứng và chữ ký của 2 bên nhưng không công chứng thì có giá trị không. Có rủi ro gì không. Xin cảm ơn!
Câu trả lời về ủy quyền đặt cọc mua bán đất
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về ủy quyền đặt cọc mua bán đất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về ủy quyền đặt cọc mua bán đất như sau:
1. Căn cứ pháp luật về ủy quyền đặt cọc mua bán đất:
2. Nội dung tư vấn về ủy quyền đặt cọc mua bán đất:
Bạn và người bạn của bạn đã ký với nhau hợp đồng ủy quyền cho bạn của bạn thay bạn đặt cọc tiền cho bên bán. Hợp đồng có người làm chứng và chữ ký của 2 bên nhưng không có công chứng. Bạn muốn biết hợp đồng đó có hiệu lực không. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: [caption id="attachment_165669" align="aligncenter" width="450"] Ủy quyền đặt cọc mua bán đất[/caption]
2.1 Hiệu lực của hợp đồng ủy quyền
Điều 562 Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng ủy quyền:
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bản chất của hợp đồng ủy quyền là 1 giao dịch dân sự, vì vậy, hợp đồng ủy quyền cần đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trừ một số trường hợp cụ thể. Hợp đồng ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và có giá trị pháp lý.
Có nghĩa là, trong một số trường hợp dù hợp đồng ủy quyền không có công chứng nhưng đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể và nội dung như trên thì vẫn có hiệu lực pháp luật. Đối với hợp đồng ủy quyền thực hiện đặt cọc mua bán đất không bắt buộc phải công chứng/chứng thực mà vẫn có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, trên thực tế, hợp đồng ủy quyền đối với các giao dịch liên quan đến đối tượng tài sản là bất động sản, là loại tài sản có giá trị lớn, do đó thường yêu cầu phải được công chứng mới có giá trị pháp lý để tham gia vào các giao dịch đó. Ngoài ra, đồng ủy quyền được công chứng có tính pháp lý cao hơn và tránh rủi ro không đáng có. Thủ tục công chứng bạn có thể tham khảo mục 2.2 sau.
2.2 Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền
Khi có nhu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền giữa bạn và người bạn của bạn trước đó đã lập, bạn có thể tiến hành thủ tục công chứng theo quy định tại Điều 55 Luật Công chứng 2014. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
Cụ thể, bạn có thể tham khảo bài viết: Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền Kết luận: đối với văn bản ủy quyền đặt cọc mua bán đất, các bên có thể lập thành văn bản không cần công chứng vẫn có thể có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để hạn chế tranh chấp và rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thường các bên sẽ tiến hành lập văn bản ủy quyền đặt cọc mua bán đất có công chứng hoặc chứng thực./
Bài viết tham khảo
- Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền thụ ủy như thế nào;
- Hợp đồng ủy quyền có hiệu lực trong bao nhiêu lâu;
Để được tư vấn chi tiết về ủy quyền đặt cọc mua bán đất quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật công chứng 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Thu Trang