• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về diện tích, thời hạn sử dụng lối đi chung..trong trường hợp có tranh chấp thì thẩm quyền hòa giải thuộc về UBND xã..

  • Tư vấn tranh chấp về lối đi chung theo quy định pháp luật
  • Tranh chấp lối đi chung
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

Câu hỏi của bạn về tranh chấp lối đi chung

     Chào luật sư. Tôi có thắc mắc cần tư vấn như sau:

     Nhà tôi có sử dụng 1 lối đi chung với nhà hàng xóm đến nay đã hơn 10 năm, lối đi đó nằm trên phần diện tích đất nhà người hàng xóm kia. Nay gia đình họ làm nhà và có ý muốn chặn lối đi chung này thì có được hay không? Lối đi này gia đình tôi đã sử dụng từ lâu, nếu chặn lại thì sẽ rất bất tiện cho việc đi lại của gia đình tôi. Mong luật sư tư vấn trường hợp này giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về tranh chấp lối đi chung

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tranh chấp lối đi chung, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tranh chấp lối đi chung như sau..

1. Cơ sở pháp lý về tranh chấp lối đi chung

2. Nội dung tư vấn về tranh chấp lối đi chung

     Với mật độ dân số ngày càng tăng thì những vấn đề liên quan đến đất đai luôn giành được sự chú ý của mọi người. Việc các hộ gia đình sử dụng lối đi chung để thuận tiện cho việc đi lại cũng ngày càng tăng thêm,do vậy các vụ tranh chấp về lối đi chung cũng ngày càng tăng thêm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng lối đi chung này?

2.1. Quy định của pháp luật về lối đi chung

     Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lối đi qua như sau:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

     Như vậy, nếu nhà bạn bị vây bọc bởi các động sản khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng mà lối đi chung với nhà hàng xóm là lối đi duy nhất thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà hàng xóm dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý nhất cho cả hai gia đình. Về vị trí cũng như kích thước lối đi đó thì hai gia đình phải thỏa thuận với nhau, ngoài ra gia đình bạn cũng cần trả một khoản tiền để được sử dụng lối đi đó. Đồng thời, các bên sẽ tiến hành đăng ký biến động đất đai tại cơ quan UBND cấp quận huyện nơi có đất.

Nếu trong trường hợp cả hai bên không tự thỏa thuận, thương lượng được phương án giải quyết thỏa đáng thì có thể nhờ tới sự can thiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự luật định. Cụ thể việc giải quyết tranh chấp về lối đi chung trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết tại phần 2.2 phía dưới. [caption id="attachment_144308" align="aligncenter" width="279"]Tranh chấp lối đi chung Tranh chấp lối đi chung[/caption]

2.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền đối với lối đi chung

     Trường hợp, lối đi đó là lối đi duy nhất cũng là lối đi thuận tiện nhất cho gia đình bạn nhưng nhà hàng xóm lại không đồng ý cho bạn sử dụng lối đi đó thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo quy định của luật đất đai việc thực hiện giải quyết tranh chấp về quyền đối với lối đi chung được thực hiện chi tiết như sau:

  • Có thể tiến hành hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Nếu đã tiến hành hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất không được thì có thể tiến hành khởi kiện theo quy định pháp luật tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. 

     Khi các bên không thể thỏa thuận được thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ là người giải quyết vấn đề của các bên một cách công tâm nhất giúp các bên bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

     Trong trường hợp của bạn trước tiên cần phải đặt vấn đề và thỏa thuận với nhà hàng xóm về việc tiếp tục sử dụng lối đi chung này. Nếu hai bên không thể thỏa thuận thì mới yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Như vậy sẽ đảm bảo cả về mặt lý và tình. 

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về tranh chấp lối đi chung quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Vân Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178